Tiểu Sử Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù

 

 

 

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù

 

Cập nhật ngày 21/2/2019

 

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập vào ngày 1/9/1952 tại Trường Bưởi Hà-Nội, đây là 1 trong 5 Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ năm 1951 đến 1954 (với BPVN 1, 5, 6 và 7), theo chính sách của Tướng De Lattre de Tassigny nhằm tạo ra một đội quân Việt Nam, quân số lấy từ các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10 Nhảy Dù Thuộc Điạ (10e bataillon de parachutistes Coloniaux bị thiệt hại nặng trong trận giao tranh với CSBV tại Ba-Vì, Bắc Việt). bao gồm một Đại Đội chỉ huy (CCB) và 3 (sau đó 4) đại đội tác chiến.

Quân số đầu tiên cuả đơn vị gồm 446 Pháp và 408 người Việt, đa số là người Nùng và dân thiểu số vùng Thượng Du Bắc Việt, do một Sỉ quan Pháp làm Tiểu Đoàn Trưởng.

-          Thiếu Tá Monteil: 1/9/1952 – 25/5/1953.

-          Thiếu Tá Mollo: 26/5/1953 – 14/1/1954.

-          Đại Úy Ferrano: 15/1/1954 – 19/5/1955

Việc huấn luyện nhẩy dù và đơn vị được thực hiện tại Trường Nhảy Dù ở cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội. Huấn luyện căn bản quân sự và kỷ thuật tác chiến được tổ chức tại đơn vị.

Trong những tháng còn lại của năm 1952, TĐ3ND thường hoạt động đến cấp đại đội trong tỉnh Hà Đông phía Tây Nam Hà-Nội.

Trong năm 1953, TĐ3ND cũng đã một vài lần tham chiến trên chiến trường Hạ Lào, như tại Na Sản, ngày 13/5/1953, TĐ3ND được đưa tới chiến trường Xiêng Khoảng trong cuộc hành quân Mimosa, chỉ chạm địch lẻ tẻ và đến tháng  6/1953 được trở về Hà-Nội bảo vệ an ninh cho trục lộ 60.

Ngày 28/7/1953 TĐ3ND được thả xuống Kế Môn để chận đánh Trung Đoàn 95 Việt Minh Cộng Sản vừa xâm nhập vùng phía Đông tỉnh Quảng Trị trong cuộc hành quân Camargue. Vì gió quá mạnh trên bải đáp, phi cơ phải bay quần chờ bớt gió trên 1 giờ bay, đến 16:15 giờ TĐ3ND được lịnh nhảy dù xuống bằng mọi giá. Khi TĐ3ND đáp xuống đất có 2 binh sỉ bị thiệt mạng, gần 60 bị thương nặng, một số vũ khí nặng bị hư hại. 17:30 giờ, Tiểu Đoàn 3 gom quân và tấn công vào mục tiêu. Trải qua đêm chỉ chạm địch lẻ tẻ, Trung đoàn 95CSVM đã rút lui. Đến ngày 9/9/1953 TĐ3ND di chuyển đến Hà Nội và đến ngày 23/12/1953 được đưa sang Seno, Lào.

Vào ngày 9/1/1954 CSVM lại mở mặt trận tổng công kích tại Lào, toàn bộ TĐ3ND được không vận đến Bản Hine Siu, tại đây Tiểu Đoàn 6 BPC bị tấn công mạnh. Ngày 14/1/1954, sáng sớm SĐ320 CSVM lại tấn công vào TĐ3ND, giao tranh dữ dội. Tiểu đoàn 3 bị tổn thất nặng. Vị TĐT người Pháp Thiếu tá Mollo, TĐP và hầu hết các SQ trong đơn vị đều bi thương vong, trong đó có một Thiếu Úy Việt Nam tên là Phạm Công Quân mà sau nầy bản doanh của Tiểu Đoàn 3 tại ngã tư Bảy Hiện được lấy tên Ông. Thiếu Úy Phan Trọng Chinh, một ĐĐT người VN còn sống sót, được đặc cách tại mặt trận lên Trung Úy và được chỉ định nm chức vụ Quyn Tiu Đoàn Tng. Sau đó ĐĐ1/TĐ7ND-VN được gửi tới tăng viện. 2 Trung Đoàn cộng quân rút lui vào rừng sâu.

Một tuần lể sau TĐ3ND di chuyển trở lại Seno và đến tháng 4/1954 được đưa về PakSé để tái chỉnh trang và sau đó di chuyển về Hà Nội vào ngày 10/4/1954 để tiếp tục hành quân quanh vùng Gia Lâm, Cát Bi rồi di chuyển về Pleiku trong khoảng tháng 6/54 để bảo v QL19 gia Pleiku và An Khê nhm ngăn chận một cuộc tấn công vào thị xả của VMCS.

Sau ngày 20/7/1954 Hiệp định Paris chia đôi đất nước. TĐ3ND di chuyển vô Đồng Đế Nha Trang tham gia vào Liên Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam (3e Vietnamese Groupement Aeroportees Parachutiste – GAP-3) và trở thành 1 trong 4 Tiểu Đoàn Nhảy Dù đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.

 

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ3ND: (Liên Đoàn Nhảy Dù VN)

- Ngày 25/3/1955 Tiểu Đoàn 3 được điều động về SàiGòn cùng với Liên Đoàn Nhảy Dù và  đồn trú tại Thành Ông Năm-Hốc Môn. Và đến tháng 5/1955 tham gia chiến dịch đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên ở Sài Gòn chợ Lớn.

- Ngày 28/4/1955 Hành Quân khu vc Trn Hưng Đạo–Nancy đánh đui lc lưng Bình Xuyên của ông Bảy Vin ra khỏi thành ph Sài Gòn Ch Ln.

- Từ ngày 23/5/1955 TĐ3ND cùng TĐ6ND tham gia chiến dịch Đinh Tiên Hoàng hành phát xuất từ Cần Thơ vượt sông đổ bộ đánh úp vào căn cứ Cái Vồn để bắt sng ông Trần Văn Soái nhằm loại trừ các lực lượng giáo phái ly khai chống chánh phủ hoạt động như các sứ quân hùng cứ ở các điạ phương.

- Từ ngày 21/9/1955 đến 24/10/1955 do Đại Úy Phan Trọng Chinh chỉ huy TĐ3ND tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tấn công lực lượng Bình Xuyên tại Rừng Sác.

- Ngày 26/11/1955 khi được tin quân của Ba Cụt tập trung tại vùng Cái Dầu từ ấp Thanh Lợi đến xóm Láng, Chiến Đoàn Nhảy Dù với TĐ3 và 6ND có Pháo Binh yểm trợ đã dùng xuồng M2 di chuyển vào ban đêm đột nhập và bất thần tấn công các đơn vị của ông Ba Cụt. Hai Trung Đoàn Lê-Quang và Nguyển Huệ của Ông Ba Cụt không kịp trở tay nên bị thiệt hại nặng.

- T ngày 1/1/1956 đến 17/2/1956 Tiu Đoàn 3 và Tiu Đoàn 5ND tham gia hành quân Chiến Dịch Nguyn Hu tại vùng Đng Tháp để đối phó với lực lượng Hòa Hảo của các Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt và Tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa, tái lập an ninh cho đồng bằng sông Cửu Long

- Từ ngày 8/6/1956 đến ngày 30/10/1956 TĐ3ND tham gia Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu đ tiếp tục nhim vụ bình định Miền Tây.

- Ngày 11/11/1960 Tham gia đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm bị thất bại. (TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Lộc chạy sang Campuchia tỵ nạn, hậu cứ Tiểu Đoàn là Trại Phạm Công Quân trên đường Lê Văn Duyệt.)

- Tháng 9/1960 Hành quân không vận để giải vây cho một đơn vị bạn tại Cao Lãnh Tỉnh Kiến Phong

- Ngày 23/11/1960 TĐ3ND đã nhảy dù xung vùng Đc Hoà Đc Huđ gi an ninh cho các chuyên viên thu hi chiếc phi cơ AD 6 bị rt và đưa thi hài Phi Công Đại Úy Đc v nghỉa trang chôn cát.

- Ngày 5 tháng 3 năm 1962 TĐ3ND nhẩy dù xuống tiếp ứng giải vây đồn Bố Túc do mt đơn vị Đia Phương Quân tỉnh Tây Ninh trn gi, bị 2 Tiu Đoàn VC tn công bao vây và chiếm đưc mt phn các lô-ct bên ngoài.

- Ngày 14/7/1962 trên đường hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân trong tỉnh Phước Thành, 2 ĐĐ/TĐ3ND di chuyển bằng xe trên QL13 đến Bàu Bàng thì bị VC phục kích. (Đ/U Lồ Văn Xuân, TĐ phó và Cố Vấn Trưởng bị tử trận)

- Ngày 20/3/1963 Hành Quân Phi Hoả 2 nhảy dù xung Chiến Khu C trong địa phn Tỉnh Tây Ninh đ chn bt các cán b cao cp của VC va đến đây và phá hủy các cơ s hu cn của địch..

- Năm 1963, trong cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, TĐT/TĐ3ND đã xác nhận vai trò thuần túy của quân đội và đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị. TĐ3ND được ở lại trại Hoàng Hoa Thám để bảo vệ hậu cứ và giải giới đoàn Thanh Niên Cọng Hòa tại sân vận động Hoa Lư, trong khi các đơn vị tác chiến Nhảy Dù khác đều phải tung về những vùng rất xa thủ đô.

- Năm 1964 TĐ3 & TĐ7ND và ĐĐCBND dưới sư chỉ huy của Trung Tá Dư Quốc Đống Chiến Đoàn Trưởng CĐ1ND hành quân nhảy dù xuống Chiến khu D thuộc vùng Long Khánh.ĐĐCBND có nhiệm vụ thu dọn dù. Cuộc hành quân đang khai diển thì có lệnh lui binh qua ngã cầu sắt La Ngà để tránh cơn bảo Lucy vì e ngại CS triệt đường rút lui.

- Trong khi nhảy dù trận nầy có Hạ Sỉ Nguyễn Văn Hồng và Th/T Lê Văn Tô TĐP bị vướng dù trên cây cao. HS Hồng vì hấp tấp tháo dù nên bị té đập đầu vào gốc cây chết.

- Ngày 03/01/1965 cùng TĐ1ND và 1 Trung Đội CBND hành quân trực thăng vận xuống phía đông Bình-Giã và sau đó TĐ3ND nhảy vào mật khu Hác Dịch mở cuộc hành quân truy kích quân CS (vì TĐ4TQLC bị tổn thất nặng, Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho TĐT bị tử trận)

- Tháng 3/1965 Hành quân hổn hợp với Bộ Binh và Thiết Giáp tảo thanh mật khu Bời Lời của VC ở phía Bắc Thủ Đô Sài Gòn. Đại Úy Vương Mộng Hồng thuộc Phòng 3 LĐND bị tử trận.

- Ngày 3/8/1965 Hành quân trực thăng vận giải tỏa Trại LLĐB Đức Cơ, Chiến Đoàn 2 ND do Trung Tá Ngô Xuân Nghị chỉ huy, Trung Tá Trương Kế Hưng TĐT bị thương nặng ở bụng… khi TĐ3ND đụng độ ác liệt với Trung Đoàn 32 CSBV quanh trại LLĐB Đức Cơ.

- Ngày 1 tháng 9 năm 1965, CÐ1ND (TÐ3 và TÐ8ND ) nhẩy xuống gần Bến Cát, tỉnh Bình Dương và nhẩy xuống Chiến Khu C vùng Mật Khu Phước Bình Thành lần thứ hai trong các cuộc hành quân truy lùng, và phá hủy Khu Hậu Cần của địch

- Ngày 14 đến 18/11/1965 TĐ3ND cùng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù được không vận đến vùng hành quân tham dự chiến dịch Ia Drang giai đoạn 3 để tiếp viện SĐ1KBKV Hoa Kỳ trong cuộc Hành Quân Thần Phong 7 do Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy nhằm tiêu diệt tàn quân của 3 trung đoàn 32,33 và 66/CSBV đang tháo chạy qua vùng ba biên giới Việt Miên Lào.

- Ngày 8/11/1966 TĐ3ND do Thiếu Tá Trần Quốc Lịch làm TĐT được không vận đến Tam Quan Bồng Sơn tham dự hành quân Đại Bàng 800 dưới quyền điều động của Chiến Đoàn 2  Nhảy Dù do Trung Tá Đào Văn Hùng chỉ huy.

- Từ ngày 18 đến 27/5/1967 TĐ3ND do Thiếu Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 54 dưới quyền của Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Đào Văn Hùng làm Chiến Đoàn Trưởng giải tỏa áp lực địch quân quanh căn cứ Cồn Tiên và yểm trợ việc thiết lập hàng rào điện tử Mc Namara. Trong trận nầy Thiếu Tá Lê Văn Huệ TĐT/TĐ9ND bị tử trận.

- Ngày 3 đến 22/11/1967 TĐ3ND được không vận đến Dak To tham dự Hành quân liên quân Việt Mỹ Kham Zei dưới quyền điều động của Chiến Đoàn 3 vi 3 Tiu Đoàn 2, 3 và 5 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy. Chiến đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam trách nhiệm tấn công vào sào huyệt của CS trên đỉnh Ngok Wank (đỉnh 1416) tiêu dit trung đoàn 24 CSBV.

- Bắt đầu từ ngày 29/1/1968, Cộng quân bắt đầu vi phạm lệnh hưu chiến và tấn công vào 24 Tỉnh Thành và Thủ Đô Sài Gòn mà họ gọi là Tổng công kích Tết Mậu Thân, TĐ3ND tham dự hành quân Trn Hưng Đạo do B Tng Tham Mưu trc tiếp chỉ huy để bảo vệ Thủ Đô vùng Tân Sơn Nhất, Gia Định.

- Đầu Tháng 4/1968, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân Pegasus  từ 1 đến 8/4/1968 để giải tỏa căn cứ Khe Sanh đang bị CS bao vây trên 70 ngày trong lực lượng của Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy.

- Ngày 16/4/1968 Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam lại được không vận từ Khe Sanh đến Huế, nghỉ ngơi 3 ngày chỉnh trang đơn vị và sau đó phối hợp với Lữ Đoàn 1/SĐ101 Nhảy Dù Hoa Kỳ để tấn công và càn quét thung lủng A-Shau, nơi mà CS dùng làm sào huyệt để tấn công vào cố đô Huế.

- Ngày 8/5/1968, TĐ3ND được không vận về Sài Gòn và tham gia hành quân giải tỏa mt trn An Phú Đông ven đô vùng Hốc Môn, Bến Cát khi Cộng quân bắt đầu cuộc tấn công Mậu Thân đợt 2 từ ngày 6/5/1968.

- Ngày 20/8/1968, TĐ3ND được trở về hậu cứ Trại Phạm Công Quân để bổ sung quân số và Thiếu Tá Lê Văn Phát thay thế Trung Tá Trần Quốc Lịch làm Tiểu Đoàn Trưởng.

- Ngày 1/5/1969 TĐ6ND bị 2 Trung đoàn 271 & 272 CSBV tấn công và tổn thất nặng ở Xóm Cây Chỏ Quận Thanh Điền Tây Ninh, TĐ3ND được Đại Tá Lê Quang Lưởng LĐT/LĐ1ND điều động vượt qua sông Vàm Cỏ gần bến Gò Nổi tiếp viện.

- Ngày 19/5/1969 Hai Trung Đoàn của Công Trường 7 CSBV lại tấn công ào-ạt TĐ3ND tại Cây Chỏ bên dòng Suối khô gần Bến Cồ Nổi, TĐ3ND phản công, quân CSBV bị thiệt hại nặng, 161 xác bỏ tại trận. Phần còn lại bị TĐ6ND chận đánh và tiêu diệt dọc khe suối cách đó khoảng 2 km.

- Từ ngày 16/6 đến ngày 17/9/1969 Tiểu đoàn rút về hành quân Dân Chí ven đô vùng Bình Chánh hổn hợp với SĐ 82 ND Hoa Kỳ.

- Đến ngày 16/10/1969 tham dư hành quân Toàn Thắng 81vùng Trại-Bí (Kà Tum) dưới chân núi Bà Đen Tây Ninh.

- Tháng 3/1970 TĐ3ND hành quân ở Bình Long, BCH Tiểu Đoàn đóng quân tại căn cứ Lolita của Mỹ để lại.

- Ngày 1/5/1970 Hành quân Bình Tây Campuchia, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát làm TĐT và Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm TĐP được trực thăng vận vào mục tiêu đánh vào Cục R của VC dưới quyền điều động của LĐ3ND do Trung Tá Nguyễn Văn Thọ làm Lữ Đoàn Trưởng..

- Bắt đầu từ ngày 8/2/1971 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù cùng toàn thể SDND tham dự Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 đến ngày 6/4/1972. TĐ3ND trấn thủ tại ngọn đồi 31 bảo vệ BCH/LĐ3ND và đồi 31 bị thất thủ ngày 25/2/1971.

- Ngày 2/6/1971 TĐ3ND do Trung Tá Lê Văn Phát làm TĐT cùng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Đại Tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch quân đang bao vây Căn Cứ 5.

- Ngày 10/8/1971 TĐ3ND do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm TĐT tham dự Hành Quân tại Tây Ninh, dừng quân tại Thiện Ngôn một tuần lể rồi sau đó vượt biên sang Campuchia tham gia trận chiến Damber tấn công vào Bộ Chỉ huy của một Sư Đoàn CS.

- Ngày 20/3/1972 Tiểu Đoàn 3/ND trở lại Tân Cảnh và đóng quân ngay tại CCHL số 5 chuẩn bị cho trận chiến khốc liệt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự tại Miền Cao Nguyên nầy mà sau đó ngày 14/4 Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử thương tại CCHL Charlie bi đạn pháo của VC.

- Ngày 24/4/1972, Tiểu Đoàn 3ND cùng toàn bộ LĐ3ND từ chiến trường Tây Nguyên Kontum đã được không vận về phi trường Biên-Hoà, sau đó di chuyển bằng xe đến Lai Khê tăng phái trợ lực cho SĐ21BB để giải tỏa QL13 từ suối Tàu Ô tới An Lộc. LĐ3ND do Trung Tá Trương Vĩnh Phước chỉ huy gồm TĐ1ND do Trung Tá La Trịnh Tường làm TĐT; TĐ 2 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Mạnh làm TĐT và TĐ3ND do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm TĐT.

- Ngày 20/5/1972 TĐ3ND lại được không vận đến Huế tham gia chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị. 2 Đại Đội/TĐ3ND đã tham dự trận diệt chiến xa địch quân trong ngày 2/6/1972 của TĐ11ND.

- Ngày 28/6/1972, TD3ND cùng TĐ1ND và TĐ2ND dưới quyền điều động của Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐ2ND đã vượt sông Mỹ Chánh tấn công vào phòng tuyến của địch quân ở về phía Bắc mở màn cho chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Tỉnh Quảng Trị.

- Trưa ngày 7/7, TÐ3ND bắt đầu tấn công vào quận Hải Lăng. Sau 2 giờ quần thảo địch quân tháo chạy về hướng Bắc, TÐ3ND đã tái chiếm lại Quận Hải Lăng vào lúc 4.00 giớ chiều. Trong lúc điều quân tái chiếm quận Hải Lăng, Thiếu Tá Trần Văn Sơn TÐT chẳng may trúng mảnh đạn pháo địch bị thương, Thiếu Tá Võ Thanh Ðồng TÐP/ TĐ9ND về thay thế chức vụ TĐT/TĐ3ND.

- Ngày 12/8/1972, Ðại Tá Trương Vĩnh Phước LÐT/LÐ3ND mở cuộc hành quân về phía Tây QL1 đến tận chân dãy Trường Sơn. Mở đầu chiến dịch, TÐ3ND từ bờ sông Nhung được lịnh tiến chiếm ngọn đồi 118 ở phía Đông căn cứ Barbara.

- Ðến cuối tháng 12/72 lực lượng Nhảy Dù làm chủ tình hình dọc bờ phía Tây dảy Trường Sơn. Vùng trách nhiệm của SÐND hoàn toàn được yên tỉnh trước khi hiệp định Ba-Lê được ký kết để người bạn đồng minh dỉ đại”của VNCH được “tháo chạy trong danh dự.” ( Withdaw And Run)

- Ngày 11/8/1974 Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cùng 3 tiểu đoàn 2, 3 & 6 được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống phi trường Đà Nẵng tham dự mặt trận Thường Đức với trách nhiệm án ngử ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn giao khu vực trách cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân / Quân Khu 1.

- Ngày 29/10/1974 áp dụng chiến thuật xa luân chiến, Tiểu Ðoàn 3 ND do Trung Tá Võ Thanh Đồng (Tiểu Đoàn Trưởng) và Thiếu Tá Trương Văn Vân (Tiểu Đoàn Phó), được lệnh vào thay Tiểu Ðoàn 8 chiếm lỉnh đồi 1062. Khoảng vài ngày sau địch trở lại phản công ào ạt và trận chiến trở nên khốc liệt.

- Sáng ngày 2/4/1975 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù với quân số tại hàng  493 người do Thiếu Tá Lã Qúi Trang làm TĐT, Thiếu Tá Trương Văn Vân làm TĐP, Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Trưởng Ban 3, được cấp tốc không vận bằng C130 từ phi trường Tân Sơn Nhất đến phi trường Thành Sơn để tăng cường lực lượng bảo vệ phòng tuyến Phan Rang. Tiểu Đoàn 3 đã đánh một trận chiến quyết liệt cuối cùng trước ngày VNCH sụp đổ 30/4/1975.

 

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Nhẩy Dù :

1-      Đại Úy Phan Trọng Chinh  (20/5/1955 đến 19/8/1956) Sau Hiệp định Genève 1954, Trung Úy Chinh theo đơn vị di chuyển vào Nam. Hai tháng sau ông được thăng cấp Đại Úy và được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ3ND trong Liên Đoàn Nhảy Dù VN cho đến tháng 8/1956 bàn giao cho chc vụ TĐT cho Đ/U Nguyn Văn Lc và đảm nhim chc vụ Tham Mưu Trưng cho Liên Đoàn Nhảy Dù.

2-      Đại Úy Nguyễn Văn Lộc (20/8/1956 đến 12/11/1960 ) từ Phòng 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù về thay thế Thiếu Tá Phan Trọng Chinh. Về sau tham gia đảo chánh 11/1960 bị thất bại và bỏ sang Kampuchea tị nạn.

3-      Thiếu Tá Đàm Văn Qúy (12/11/1960 đến 10/5/1961) Từ phủ Tổng Thống được chỉ định về nắm quyền Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3ND cho đến khi thuyên chuyển sang Lực Lượng Đặc Biệt.

4-      Thiếu Tá Khiếu Hửu Diêu (11/5/1961 đến 24/5/1965) Từ phủ Tổng Thống về nắm quyền Trưởng Phòng 3 LĐND. Sau ngày 10/5/1961 được chỉ định thay thế Thiếu Tá Đàm Văn Quý cho đến ngày 24/5/1965.

5-      Thiếu Tá Trương Kế Hưng (24/5/1965 đến ngày 7/9/1966) Từ Phòng 2 Lữ Đoàn Nhảy Dù được chỉ định thay thế Thiếu Tá Khiếu Hữu Diêu cho đến ngày 7/9/1966 vì bị thương nặng trong trận Đức Cơ)

6-      Thiếu Tá Trần Quốc Lịch (8/9/1966 đến 9/7/1968) Thay thế Trung Tá Trương Kế Hưng từ sau trận An Khê Quân Khu 2 cho đến tháng 7 năm Mậu Thân.

7-      Thiếu Tá Lê Văn Phát ( 10/7/1968 đến 4/10/1971 Thay thế Trung Tá Trần Quốc Lịch từ 10/7/1968 năm Mậu Thân đến sau trận đánh Căn Cứ 5 vào cuối tháng 6/1971 bàn giao lại cho Thiếu Tá Trần Văn Sơn.

8-      Thiếu Tá Trần Văn Sơn (5/10/1971 đến 7/7/1972) Thay thế Trung Tá Lê Văn Phát cho đến mùa Hè đỏ lửa 1972 sau khi tái chiếm quận Hải Lăng và bị thương vào ngày 7/7/1972.

9-      Thiếu Tá Võ Thanh Đồng ( 8/7//1972 đến 9/1974 ) Thay thế Trung Tá Trần Văn Sơn từ ngày 7/7/1972 đến tháng 9/1974 trong trận Thường Đức bàn giao lại cho Thiếu Tá Lã Qúi Trang.

10-  Thiếu Tá Lã Quý Trang  (9/1974 đến 30/4/1975) thay thế Trung Tá Võ Thanh Đồng tham gia trận đánh Thường Đức rồi Trận Phan Rang cho đến ngày tàn cuộc chiến 30/4/1975.

 

Tuyên Dương Công Trạng:

Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù Việt Nam, là một trong những đơn vị đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tuyên dương Bảo Quốc Huân Chương. Kỳ hiệu của đơn vị mang "Giây Biểu chương Tam Hợp Đỏ Vàng Xanh" do công trận cuà các cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm và sự chiến đấu can trường của tất cả chiến sĩ Nhảy Dù.

 

Tài liệu tham khảo:

-          Tiu Đoàn 3 Nhy Dù trong hi ký ca cu Đi Tá Khiếu Hu Diêu nguyên là Tiu Đoàn Trưởng TĐ3ND trong thi gian t năm 1961 đến năm 1965 trên trang nhà nguyenkhoanam.com

-          3e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre  en Française

-          Insignia of  The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh

-          K nim 19 năm thành lp và thành tích ca SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974.

-          Phng vn trc tiếp các v Niên Trưởng và chiến hu trong SĐND: Đi Tá Lê Văn Phát, Trung Tá Hàng Công Thành, Đi Tá Nguyn Phm Bường,...

 

Đại Úy Võ Trung Tín - Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên - Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435

Email: pvotin@gmail.com

 

 

Mt Binh Sĩ Tiu đoàn 3 Dù Vit Nam đang mang khu đi liên 7,62 ly bước qua xác quân CS, mt b đi ch lc Đi đoàn 325 tham gia các cuc giao tranh ác lit ti Ban-Hine-Siu, trong khi các đng đi khác đang tiếp tc đy lui đt xâm nhp ca đi phương.-  9/1/1954 (Nhiếp nh gia: Pierre Ferrari )

 

Đại Úy Lê Thành Bôn và Đại Úy Lê Hồng tại mặt trận Hạ Lào LS 719