Tiểu Sử Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù

 

 

Ngày thành lập đơn vị 01/11/1959

Do nghị định số 302-QP-NĐ ngày 12/05/1959 của Bộ Quốc Phòng. Là Đơn vị Tổng Trừ Bị trực thuộc Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, đồn trú tại trại Trần Quý Mại thuộc xã Tân Sơn Nhì, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định   .  

 

Tiểu Đoàn 8 NhảyDù

 

Cập nhật ngày 20/5/2019

 

Tiểu Ðoàn 8 Nhẩy Dù được thành lập ngày 1/11/1959 tại Sài Gòn do nghị định số 302 QP-ND, trong khi Liên Đoàn Nhảy Dù được phát triển thành Lữ Đoàn Nhảy Dù và TĐ8 được nằm trong hệ thống chỉ huy của Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù cùng với TĐ1ND và TĐ9ND. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Đại Úy Trương Quang Ân. Sau khi thành lập và trải qua thời kỳ huấn luyện, TĐ8ND nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ Đô Sài Gòn và vùng phụ cận phi-trường Tân Sơn Nhất.

Bản doanh của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù là trại Trần Quí Mại, thuc xã Tân Sơn Nhì Tỉnh Gia Định, trong khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa Thám của Sư Đoàn Nhảy Dù. Trại Trần Quí Mai trấn ngự tại ngã tư con đường chính của trại Hoàng Hoa Thám chạy từ cổng A của sư đoàn thẳng qua Bộ Tư Lệnh, cắt ngang một con đường khác chạy từ phía cổng Phi Long của Căn Cứ Không quân Tân Sơn Nhất. Nơi giao nhau của hai con đường này chính là hậu cứ của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù.

Lần xuất quân đầy tiên ngày 27/4/1960 của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù cũng là dịp phá vỡ huyền thoại về mật khu Bời Lời của Cộng Sản (vùng Tây Bắc ven đô nằm dọc sông Sài Gòn), căn cứ địa đã được lực lượng quân sự cộng sản thành hình từ chiến tranh 1945-1954. Ngoài ra TĐ8ND cũng tham dự ứng trực luân phiên cho Bộ TTM (Thời đó, 5 Tiểu đoàn Nhảy Dù đảm trách  nhiệm vụ ‘lính cứu hỏa’ cho toàn quốc, mặt trận nào gây cấn là được Tổng Tham Mưu gọi đi chữa cháy. Ngoại trừ những đơn vị đi hành quân xa, tại Saigon hằng ngày đều có 2 Tiểu đoàn Nhảy Dù ứng trực: một Tiểu Đoàn trực hành quân bộ (ground alert), với một đoàn xe GMC đậu sẵn trong doanh trại, có lệnh là lên xe đi. Một Tiểu Đoàn trực hành quân không vận, được gọi là air alert: đơn vị ra nằm sẵn tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi hữu sự thì lên máy bay đi can thiệp những nơi dầu sôi lửa bỏng.) TĐ8 đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân của SĐND từ khắp 4 vùng chiến thuật.

 

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ8ND:

- Ngày 1/12/1959 khởi đầu thành lập sau đó trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ đô Sài Gòn và luân phiên ứng chiến cho Bộ Tổng Tham Mưu.

- Trong cuộc Binh Biến ngày 11/11/1960, Đại Úy Trương Quang Ân Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8ND khi được mời tới doanh trại TĐ3ND rồi bị giữ lại, ông không sốt sắn tham gia nhưng trước hoàn cảnh không lối thoát ông miển cưởng chấp nhận và phái một Đại Đội án ngữ tại mũi tàu Phú Lâm, ngăn chận viện quân từ miền Tây.

- Ngày 2 tháng 1 năm 1963, TĐ8ND có nhiệm vụ ứng trực không vận, nhận được lệnh tham dự hành quân nhảy dù xuống Ấp Bắc. Lúc 6.30 giờ chiều, Các vận tải cơ C123 bay đến trận địa và chỉ thả dù được đợt đầu tại phía Tây Ấp Bắc gồm hai đại đội tác chiến và Tiểu Ðoàn Phó là Đại Úy Nguyễn Đình Vinh.

- Ngày 3 tháng 3 năm 1964, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND do Tiểu Đoàn Trưởng là  Đại Úy Trần Văn Hai. TĐP là Đại Úy Đào Văn Hùng tham chiến tại mặt trận Tân Châu Hồng Ngự do Đại Tá Cao Văn Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy. Sau trận nầy Đại Tá Cao Văn Viên được thăng cấp Thiếu Tướng đặc cách tại mặt trận.

- Đầu tháng 3/1965 TĐ8ND do Thiếu Tá Đào Văn Hùng chỉ huy đã cùng Lữ Đoàn Nhảy Dù tham dự cuộc hành Quân An Khê giải tỏa Quốc Lộ 19 từ Nha Trang đến Pleiku mà VC đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm chia cắt lảnh thổ VNCH.

- Ngày 4/8/1965 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Đại Úy Nguyển Văn Thọ XLTV Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT là Th/Tá Đào Văn Hùng) cùng TĐ3ND được trực thăng vận xuống trại Đức Cơ để giải tỏa áp lực cộng quân đang bao vây trại LLĐB nầy đã nhiều ngày qua.

- Từ ngày 18 đến 26/11/1965 TĐ8ND do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT.đã được trực thăng vận đáp xuống tại phía Bắc của sông Ia Drang để tham dự chiến dịch Thần Phong 7 do Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam thay thế các đơn vị thuộc SĐ1Kỵ Binh Mỹ truy kích tàn quân CS chạy về phía Tây sát biên giới Việt Nam Kampuchea.

- Ngày 27 đến ngày 28/2/1966, TĐ8ND đã tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 235 tại Quận Hải Lăng thuộc Tỉnh Quảng Trị Quân Khu I giao tranh ác liệt với TĐ K8/CSBV sau 2 ngày chiến đấu, TĐ8ND đã loại khỏi vòng chiến 126 tên VC bỏ xác tại trận, 3 tên bị bắt sống tịch thu 37 súng cộng đồng, 54 súng cá nhân.

- 6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết Mậu Thân (30/1/1968) Đô Thành Sài Gòn được lệnh báo đông. TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưởng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội/TĐ8ND đã sẳn sàng với trang bị đầy đũ có mặt tại bải bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ. Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Việt Cộng xung phong tấn công vào phi đạo Tân Sơn Nhất. Hai Đại Đội/TĐ8ND được lệnh tăng phái trợ chiến cho BCH Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên của TĐ8ND đã chận đứng đơn vị VC thuc Công Trưng 9 khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp. Nhờ vậy mà TĐ8ND bảo vệ được khu vực Phi Trường và cổng số 4 Trại Trần Hưng Đạo/Bộ Tổng Tham Mưu.

- Ngày 1/4/1968 TĐ8ND do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT, cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 3 và một pháo đội 105 ly được thả về khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh tham dự Hành quân Lam Sơn 207 A (Pegasus) giải vây căn cứ Khe Sanh. (LĐ3ND: TĐ3, 6, 8 ND)

- Ngày 19/4/1968 TĐ8ND lại được điều động về Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 216 (Delaware) tái chiếm Thung Lủng A-Shau. (CĐ3ND do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy với TĐ3, 6, 8 ND)

- Năm 1969 TĐ8ND cũng như hầu hết các đơn vị Nhảy Dù khác đều luân phiên hành quân tham dự chiến dịch của Trung Tướng Đỗ Cao Trí dẫm nát các mật khu, chiến khu của Cộng Sản nằm trong Tỉnh Tây Ninh và Quân Khu 3 để đem chiến trường ra khỏi lảnh th Quân Khu 3. Vào ngày 30/6/1069, trong cuoc hành quân Đại Bàng 69 TĐ8ND đã giao tranh dữ dội với mt trung đoàn quân CS quanh khu vực Bến Sỏi. Hạ tại trn 107 tên CS bt sng 5 t ên, t ịch thu 3 đại liên phòng không, 6 vũ khí cng đng.

- Ngày 27/9/1969 tham d hành quân Toàn Thng 199 tại lảnh th Qun Phưc Ninh tỉnh Tây Ninh. Mt trung đoàn thuc Công Trưng 5 VC đã tn công vào vị trí đóng quân đêm của TĐ8ND. Tiu Đoàn 8 Nhảy Dù đã phản công quyết lit, gây cho địch quân tn tht nng n: 146 tên bỏ xác tại trn, 4 tên bị bt làm tù binh. Tịch thu 18 súng cng đng, 67 súng cá nhân.

- Ngày 10/6/1970  trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng ĐẠI BÀNG 1/70 trên lảnh thổ Kampuchea, TĐ8ND đã giao tranh với một đơn vị cộng sản cấp Trung đoàn ẩn núp trong các công sự phòng thủ kiên cố. Tiểu Đoàn 8 ND đã anh dũng chiến đâu đẩy lui các cuộc xung phong tập kích của đối phương, buộc chúng phải rời bỏ vị trí phòng thủ và tiêu diệt 88 tên tại chỗ, bắt sống được 4 tên và tịch thu 11 súng cộng đồng, 36 súng cá nhân, 2 tấn đạn dược; phá huỷ 100 tấn gạo cùng nhiều nhà cửa, công sự, quân trang, quân dụng.

- Bắt đầu ngày 8/2/1971 TĐ8ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Trung Tá Văn Bá Ninh làm TĐT, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyễn TĐP. Chiều ngày 6/2, hồi 19 giờ 20 phút, sau khi nhận tiếp tế đầy đủ tại Khe Sanh, di chuyển qua khỏi Làng Vei, TÐ8 Nhảy Dù dừng chân tại một khu đồi thấp ngay cạnh đường số 9 sát biên giới Lào-Việt để đóng quân nghỉ qua đêm thì một phản lực cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đã thả lầm hai quả bom CBU vào vị trí dừng quân của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ và TĐ8ND. Tổng cộng thiệt hại có 5 quân nhân chết, 51 bị thương và một thiết vận xa bị thiêu hủy. Thiếu Tá Ðào Thiện Tuyển TĐP bị thương phải di tản về bệnh viện trước khi đoàn quân nhập trận Hạ Lào.

- Ngày 9/2/1971 sau khi vất vả cùng với đơn vị Công Binh Nhảy Dù và TĐ101CBCD khai phá đoạn QL9 khoảng 20 km từ biên giới Tà Bạt, TĐ8ND đã giao tiếp được với TĐ9ND để cùng mở rông chu vi phòng thủ Căn Cứ A-Lưới, bản doanh hành quân của LĐ1ND do Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng Đại Tá Nguyễn Trọng Luật Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn I Đặc Nhiệm trấn đóng.

- Ngày 2/6/1971 TĐ8NHD cùng Tiểu Đoàn 3&9 ND và BCH/LĐ1ND do Đại Tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch đang bao vây quanh Căn Cứ 5 do mt đơn vị B Binh trn thủ.

- Ngày 6/4/1972, trong mùa Hè Đỏ Lửa, LÐIND do Đại Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy gồm Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, TĐT là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu; TĐ6 ND, TĐT là Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh; TĐ8ND, TĐT là Trung Tá Văn Bá Ninh cùng TÐ3 Pháo Binh ND, TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi  được Bộ TTM QLVNVH điều động vận chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê với nhiệm vụ tăng cường giải tỏa QL13.

- Ngày 12/4/1972 cánh quân TĐ8ND và LĐ1ND giải toả Quốc Lộ 13 tại khu vực suối Tàu Ô, đang quần thảo với quân CS thì được lịnh bàn giao trận địa lại cho Sư Đoàn 21BB, rút về Chơn Thành cấp tốc tái bổ sung và trang bị để nhảy vào tăng viện giải cứu An Lộc.

- Ngày 18/6/1972 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, cùng BCH/LÐ1ND do Trung Tá Lê Văn Ngọc làm LĐT sau khi giải tỏa An Lộc được bổ sung quân số, tái huấn luyện và trang bị lần lược được không vận ra Huế tăng cường cho mặt trận Quân Khu I chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị.

- Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT cùng 3 Tiểu Đoàn trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm sau Lữ Đoàn I ND di chuyển bằng xe GMC hướng về quận Đại Lộc, qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây, mọi người ba lô súng đạn gọn ghẽ, triển  khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân, ngọn đồi 1062.

- Ngày 12/4/1975 trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với  Quân Đoàn 4 của CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐ1ND do Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT. Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom với 3 Tiểu Đoàn 1,8 & 9ND và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc Trực Thăng bán phản lực HU1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trân địa; Đây là trận chiến cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ.

 

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8 Nhẩy Dù :

1.      Đại Úy Trương Quang Ân ( 1/11/1959 – 22/11/1961) Đại Úy Trương Quang Ân đang là Trưởng Phòng 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù lảnh trách nhiệm thành lập TĐ8ND và cũng là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên cho đến năm 1961 lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù.

2.      Đại Úy Trần Vẵn Hai ( 23/11/19616/10/1964 ) Thay thế Thiếu Tá Trương Quang Ân đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng từ năm 1963 đến năm cuối năm 1964.

3.      Thiếu Tá Đào Văn Hùng (7/10/1964 – 14/6/1966) Thay thế Thiếu Tá Trần Văn Hai từ cuối năm 1964 đến khi lên làm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù.

4.      Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ (15/6/1966 – 10/12/1969) Thay Thế Thiếu Tá Đào Văn Hùng từ năm 1966 đến khi lên làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù.

5.      Thiếu Tá Văn Bá Ninh (11/12/1969 – 4/10/1972) Thiếu Tá Văn Bá Ninh thay thế Trung Tá Nguyễn Văn Tho lên làm LĐT / LĐ3ND đến sau trân An Lộc.

6.      Trung Tá Ðào Thiện Tuyển (5/10/1972 – 5/5/1974) thay thế Trung Tá Văn Ninh sau trận An Lộc cho đến tháng 5 năm 1974.

7.      Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân (6/5/1974 – 15/10/1974) thay thề Trung Tá Đào Thiện Tuyển tham gia trận Thượng Đức.

8.      Thiếu Tá Nguyễn Viết Thanh (16/10/1975 - 30/4/1975) thay thế Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân cho đến ngày 30 tháng 4 1975.

 

Tuyên Dương Công Trạng:

Hiệu kỳ của TĐ8ND được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc huân chương đỏ  chấm vàng với thành quả 8 lần tuyên dương trước Quân Đội.

 

Tài liệu tham khảo:

-     Insignia of  The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh

-     K Nim 19 năm thành lp Binh Chng Nhy Dù do BTL/SĐND ph biến vào tháng 11/1974

-     Phng vn trc tiếp mt s chiến hu và Niên Trưởng trong SĐND: Đi Tá Ngô Xuân Ngh.

 

Đại Úy Võ Trung Tín - Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên - Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435

Email: pvotin@gmail.com

 

Chuẩn Tướng Trương Quang Ân

Trung Tá Đào Văn Hùng

 

Anh đi trên bốn Quân Khu - Vết chân trai sử thiên thu lưu truyền

 

 Đơn vị trưởng liên tiếp:

1-     Đại úy  : Trương Quang Ân                                   01/11/1959 - 22/11/1961

2- Đại Úy   : Trần Văn Hai                                             23/11/1961 - 06/10/1964

3- Thiếu Tá : Đào Văn Hùng                                          07/10/1964 - 14/06/1966

4-  Trung Tá  : Nguyễn Văn Thọ                                   15/06/1966 - 10/12/1969

5-  Trung Tá : Văn Bá Ninh                                           11/12/1969 - 04/10/1972    

6- Trung Tá : Đào Thiện Tuyển                                     05/10/1972 - 05/05/1974

7- Thiếu Tá : Nguyễn Quang Vân                                 08/05/1974 - 15/10/1974

8- Trung Tá : Đào Thiện Tuyển                                    16/10/1974 - 30/4/1975   

 

                            Các cuộc hành quân tham dự:

THAM DỰ

- Lam Sơn 235 (27/2/1966)

- Liên Kết 81 (17/02/1967)

- Toàn Thắng Kham Jei (24/06/1967)

- Trần Hưng Đạo (31/01/1968)

- Hành quân Toàn Thắng - Đại Bàng 69 (1969)

- Hành quân Toàn Thắng 199 (27/09/1969)

- Toàn Thắng - Đại Bàng 1-70 (10/06/1970)

- Lam Sơn 719 (02/02/1971)

 

THÀNH QUẢ

 

 Vũ khí 

- Tịch thu 738 vũ khí cộng đồng đủ loại,

- 1.432 súng cá nhân

- 32 máy truyền tin

- 04 chiến xa các loại

- 19 xe vận tải Molotova

- 06 tổng đài điện thoại

- 03 Công binh xưởng

- 50 Tấn đạn dược và quân dụng

- 100 Tấn gạo và 1 tấn y dược, cùng nhiều phụ tùng vũ khí các loại

Phá hủy:

          - 10 Chiến xa các loại

       - 12 Xe vận tải Molotova

        - 49 Súng cộng đồng đủ loại

        - 207 Súng cá nhân

        - 05 Tổng đài điện thoại

        - 06 Kho gạo ước lượng trên 300 tấn

        - 06 Công binh xưởng, và hàng ngàn  tấn lương thực quân trang, quân dụng, cùng nhiều kho tàng và công sự.,

 

 Với những thành tích kể trên, quân nhân các cấp, thuộc Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù đã được tưởng thưởng trên 1 ngàn Huy chương đủ loại. Hiệu kỳ Tiểu Đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân Đội 08 lần, 02 lần dược ân thưởng huy chương (Presidental US Citation) của Hoa Kỳ tập thể. và được mang dây biểu chương mầu Bảo Quốc Huân Chương.

                    

 

Các Sỹ Quan TĐ8 Nhẩy Dù

 
 

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ8ND :

- Ngày 1/12/1959 khởi đầu thành lập sau đó trách nhiệm bảo vệ vòng đai Thủ đô Sài gòn và luân

phiên ứng chiến cho Bộ Tổng Tham Mưu .

- Trong cuộc Binh Biến ngày 11/11/1960, Đại Úy Trương Quang Ân Tiểu Đoàn Trưởng

TĐ8ND khi được mời tới doanh trại TĐ3ND rồi bị giữ lại, ông không sốt sắng tham gia nhưng trước hoàn

cảnh không lối thoát ông miển cưởng chấp nhận và phái một Đại Đội án ngữ tại mũi tàu Phú Lâm, ngăn

chận viện quân từ min Tây.

- Ngày 2 tháng 1 năm 1963, TĐ8ND có nhiệm vụ ứng trực không vận, nhận được lệnh tham dự

hành quân nhảy dù xuống Ấp Bắc. Lúc 6.30 giờ chiu, Các vận tải cơ C123 bay đến trận địa và chỉ thả dù

được đợt đầu tại phía Tây Ấp Bắc gồm hai đại đội tác chiến và Tiểu Ðoàn Phó là Đại Úy Nguyễn Đình

Vinh.

- Ngày 3 tháng 3 năm 1964, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND do Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Trần

Văn Hai. TĐP là Đại Úy Đào Văn Hùng tham chiến tại mặt trận Tân Châu Hồng Ngự do Đại Tá Cao Văn

Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy. Sau trận nầy Đại Tá Cao Văn Viên được thăng cấp

Thiếu Tướng đặc cách tại mặt trận.

- Đầu tháng 3/1965 TĐ8ND do Thiếu Tá Đào Văn Hùng chỉ huy đã cùng Lữ Đoàn Nhảy Dù

tham dự cuộc hành Quân An Khê giải tỏa Quốc Lộ 19 từ Nha Trang đến Pleiku mà VC đã phát động một

cuộc tấn công lớn nhằm chia cắt lảnh thổ VNCH.

- Ngày 4/8/1965 Dưới quyn chỉ huy của Chiến Đoàn 2 do Trung Tá Ngô Xuân Nghi ls2m Chiến

Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Đại Úy Nguyển Văn Thọ XLTV Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT là

Thiếu Tá Đào Văn Hùng) cùng TĐ3ND được trực thăng vận xuống trại Đức Cơ để giải tỏa áp lực cộng

quân đang bao vây trại LLĐB nầy .

- Từ ngày 18 đến 26 tháng 11 năm 1965 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ

làm TĐT.đã được trực thăng vận đáp xuống tại phía Bắc của Sông Ia Drang để tham dự chiến dịch Thần

Phong 7 do Trung Tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Nhảy Dù Việt Nam thay thế

các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ truy kích tàn quân CS chạy v phía Tây sát biên giới Việt Nam

Kampuchea .

- 6.00 giờ chiu ngày mồng 1 Tết Mậu Thân (30/1/1968) Đô thành Sài gòn được lệnh báo

đông.TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND v hậu cứ dưởng quân và chỉnh

trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẳn sàng với trang bị đầy đũ có mặt tại bải bốc Phi Trường

Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ. Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày

mồng 2 Tết, Việt Cộng xung phong tấn công vào Phi đạo Tân Sơn Nhất. Hai Đại Đội / TĐ8ND được lệnh

tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận

đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng

tìm chỗ ẩn nấp. Nhờ vậy mà TĐ8ND bảo vệ được khu vực Phi Trường và cổng số 4 Trại Trần Hưng

Đạo/Bộ Tổng Tham Mưu

- Ngày 1/4/1968 TĐ8ND do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ làm TĐT, cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến

Đoàn 3 và một pháo đội 105 ly được thả v khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh tham dự Hành quân Lam

n 207 A (Pegasus) giải vây căn cứ Khe Sanh. (LĐ3ND , TĐ3, 6, 8 ND)

- Ngày 19/4/1968 TĐ8ND lại được điu động v Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 216 (

Delaware) tái chiếm Thung Lủng A-Shau.(CĐ3ND do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy với TĐ3, 6,

8 ND)

- Năm 1969 TĐ8ND cũng như hầu hết các đơn vị Nhảy Dù khác đu luân phiên hành quân tham

dự chiến dịch của Trung Tướng Đỗ Cao Trí dẫm nát các mật khu, chiến khu của Cộng Sản nằm trong

Tỉnh Tây Ninh và Quân Khu 3 để đem chiến trường ra khỏi biên giới VN. TĐ8ND đã giao tranh dữ dội

với quân CS quanh khu vực Bến Sỏi.

- Bắt đầu ngày 8/2/1971 TĐ8ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Trung

Tá Văn Bá Ninh làm TĐT, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyễn TĐP. Chiu ngày 6 tháng 2, hồi 19 giờ 20 phút,

sau khi nhận tiếp tế đầy đủ tại Khe Sanh, di chuyển qua khỏi Làng Vei, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù dừng chân

tại một khu đồi thấp ngay cạnh đường số 9 sát biên giới Lào-Việt để đóng quân nghỉ qua đêm thì một

phản lực cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đã thả lầm hai quả bom CBU vào vị trí dừng quân của Lữ Ðoàn 1

Thiết Kỵ và TĐ8ND. Tổng cộng thiệt hại có 5 quân nhân chết, 51 bị thương và một thiết vận xa bị thiêu

hủy. Thiếu Tá Ðào Thiện Tuyển bị thương phải di tản v bệnh viện trước khi đoàn quân nhập trận Hạ

Lào.

- Ngày 2/6/1971 BCH / Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 8 & 9 ND do Đại Tá Lê Quang

Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku, sau đó dùng đường bộ di

chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch quanh Căn Cứ 5.

- Ngày 6/4/1972, trong mùa Hè Đỏ Lửa, LÐIND do Đại Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy gồm Tiểu

Ðoàn 5 Nhảy Dù, TĐT là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu; TĐ6 ND, TĐT là Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh;

TĐ8ND, TĐT là Trung Tá Văn Bá Ninh cùng TÐ3 Pháo Binh ND, TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi

được Bộ TTM QLVNVH điu động vận chuyển bằng đường bộ đến Lai Khê với nhiệm vụ tăng cường

giải tỏa QL13.

- Ngày 12/4/1972 cánh quân TĐ8ND và LĐ1ND giải toả Quốc Lộ 13 tại khu vực suối Tàu Ô,

đang quần thảo với quân CS thì được lịnh bàn giao trận địa lại cho Sư Đoàn 21BB, rút về Chơn Thành

cấp tốc tái bổ sung và trang bị để nhảy vào tăng viện giải cứu An Lộc.

- Ngày 18/6/1972 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, cùng BCH/LÐ1ND do Trung Tá Lê Văn Ngọc làm

LĐT sau khi giải tỏa An Lộc được bổ sung quân số, tái huấn luyện và trang bị lần lược được không vận ra

Huế tăng cường cho mặt trận Quân Khu I chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị.

- Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT cùng 3 Tiểu

Đoàn trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130,

một ngày sau khi Thường Đức thất thủ. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm sau Lữ Đoàn I

ND di chuyển bằng xe GMC hướng v quận Đại Lộc, qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây,

mọi người ba lô súng đạn gọn ghẽ, triển khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân, ngọn đồi 1062.

- Ngày 12/ 4/1975 trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với Quân Đoàn 4 của

CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐ1ND do Trung Tá

Nguyễn Văn Đĩnh làm LĐT. Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom với 3 Tiểu Đoàn 1,8 & 9ND

và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ min Trung v. Tất cả khoảng 100 chiếc Trực Thăng bán phản lực

HU1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trân địa; Đây là trận chiến

cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ.

 Những thành tích đã đạt được nêu trên. Song song với công tác hành quân diệt địch trong vùng, trách nhiệm Tiểu Đoàn 8 còn tham gia các chương trình sản xuất, chăn nuôi, Dân Sự Vụ hầu giúp đỡ đồng bào hàn gắn những đổ vỡ do chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt gây nên