- Từ năm 1955 Liên Đoàn Nhẩy Dù (gồm 4 Tiểu Đoàn Chiến Đấu 3, 5, 6) có một Ban Quân Y vỏn vẹn 5 Quân Nhân Quân Y do Y Sỹ Thiếu Tá Ngô Thiên Khai là Y Sỹ Trưởng .
|
Tiểu Đoàn Quân Y Sư Đoàn Nhảy Dù Cập nhật ngày 1/7/2019 |
Sự hình thành và phát triển của đơn vị quân y SÐND đã đi song song với sự trưởng thành của đơn vị nhảy dù Việt Nam qua những giai đoạn chuyển tiếp liên tục từ các đơn vị nhảy dù Pháp cho đến năm 1975 khi SÐND gồm 4 Lử Ðoàn với 15 Tiểu Ðoàn tác chiến cùng các đơn vị yểm trợ biệt lập và trở thành một lực lượng trừ bị thiện chiến hàng đầu của QLVNCH.
Thời kỳ phôi thai :
Lực lượng Nhảy Dù được chuyển tiếp cho Quân Ðội Việt Nam vào ngày 1/5/1955 với 4 Tiểu Ðoàn 1,3, 5 & 6 Nhảy Dù và được gọi tên là Liên Ðoàn Nhảy Dù. Ðơn vị quân y yểm trợ cho Liên Ðoàn Nhảy Dù lúc bấy giờ là Ban Quân Y do Bác Sỉ Ngô Thiên Khai, người Trà Vinh, làm Y-Sỉ Trưởng. và được phụ tá bởi Bác Sỉ Vỏ Văn Cửu.
Thời gian nầy, đơn vị quân y Nhảy Dù còn là một đơn vị nhỏ vỏn vẹn có 5 người nằm trong Tiểu Ðoàn Trợ Chiến như các đơn vị yểm trợ khác do Đại Úy Trịnh Xuân Nghiêm làm Tiểu Đoàn Trưởng, về sau Đại Úy Nghiêm lên làm Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn, Ðại Úy Nguyễn Thọ Lập được chỉ định thay thế.
Sau đó khoảng 1958, để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường, Quân Y Nhảy Dù được nâng cấp thành Đại Đội với quân số 155 người và tăng cường thêm một số Bác Sỉ quân y nửa mà về sau trở thành những cấp chỉ huy cốt cán của TÐQYND là các Bác Sỉ Văn Văn Của, Hoàng Cơ Lân và Bùi Thế Cầu…
Ðể yểm trợ cho các cuộc hành quân, các Bác Sỉ thay nhau đi theo các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù. Ngoài ra còn một toán ứng trực nhảy dù do một Y-Sỉ hướng dẩn sẳn sàng đáp ứng nhu cầu chiến trường khi cần đến.
Ngày 26/10/1959 Liên Ðoàn Nhảy Dù được tăng trưởng thành Lử Ðoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Ðoàn 7 và 8 mới thành lập, Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù được tách ra thành một đơn vị biệt lập do Bác Sỉ Văn Văn Của làm Ðại Ðội Trưởng, quân số được tăng lên thành 193 người.
Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù :
Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù tổ chức 6 Trạm Cứu Thương cho 6 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù, một dược phòng/ phòng thử nghiệm, phòng nha khoa, một bệnh xá, một nhà hộ sinh và Bộ Chỉ Ðại Ðội với các dịch vụ tiếp liệu hành chánh.
Trạm Cứu Thương / Tiểu Ðoàn Nhảy Dù gồm một Bác Sỉ và khoảng 20 HSQ & BS y-tá. Mỗi Ðại Ðội Nhảy Dù được biệt phái 2 Y-Tá, số còn lại đi theo BCH/TÐND ( Chỉ có Nhảy Dù và TQLC mới có Y-Sỉ trưởng đi theo Tiểu Ðoàn tác chiến trong thời kỳ nầy). Trạm cứu thương được trang bị đầy đũ thuốc men và y cụ cho việc điều trị cấp cứu và phòng ngừa.
Ðến năm 1965 với sự thành lập thêm 2 Tiểu Đoàn 2 & 9 ND và Pháo Binh Nhảy Dù, Lữ Đoàn Nhảy Dù trở thành SĐND, quân số của Đại Đội Quân Y cũng được tăng lên thành 234 người.
Thời gian nầy Bác sỉ Hoàng Cơ Lân được đề cử giử chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Quân Y Nhảy Dù thay thế Bác Sỉ Văn Văn Của đảm nhiệm chức vụ khác.
Cuối năm 1967, Cục Quân Y tăng phái một Quân Y Viện 50 giường cho Đại Đội Quân Y Nhảy Dù đồng thời quân số Đại Đội gia tăng lên đến 354.
Tiểu Ðoàn Quân Y Nhảy Dù:
Ngày 1/6/1968 Cùng với sự tăng trưởng của SÐND, Đại Đội Quân Y Nhảy Dù chính thức trở thành Tiểu Đoàn QuânY/SĐND bởi nghị định 0299/QP/TCTT/ND ngày 13/3/1968. Bảng cấp số 54-618 phát hành ngày 7/8/1968 ấn định quân số gia Tiểu Đoàn Quân Y là 663 người. Bệnh Viện 100 giường được tách rời khỏi Cục Quân Y và trở thành cơ hữu của Tiểu Đoàn Quân Y Nhảy Dù.
Ngày 12/10/1973 Bảng cấp số 54-618A được áp dụng quân số TĐQY-ND gia tăng lên 743 quân nhân.
Bác Sỉ Thiếu Tá Hoàng Cơ Lân làm Tiểu Đoàn Trưởng kiêm Y Sỉ Trưởng đầu tiên. Tổ chức của TÐQYND gồm các thành phần như sau:
Ngoài ra TÐQYND còn phải cung cấp y tá cho các đơn vị biệt lập như Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù...
Quân số của TÐQYND bao gồm 25 Y-Sỉ, 5 Dược Sỉ, 2 Nha Sỉ, 5 Sỉ Quan Hành Chánh Quân Y và khoảng 600 HSQ & BS y-tá.
Các vị Ðơn Vị Trưởng liên tục :
Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn :
Gồm Văn phòng TÐT kiêm Y-Sĩ Trưởng SÐND, TÐP và các SQ Hành Chánh Quân Y như: SQ quân số ( Ban nhân viên ), SQ Hành chánh, tài chánh, SQ An-Ninh, SQ Tâm Lý Chiến, SQ Tiếp Liệu và Thường Vụ Tiểu Ðoàn.
Ðại Ðội Chỉ Huy :
Trách nhiệm yểm trợ, bảo trì, cung cấp nhân lực và các phương tiện tiếp liệu, truyền tin, quân xa... cho Tiểu Ðoàn tại hậu cứ cũng như khi hành quân. ÐÐ chỉ huy được đặt dưới quyền của một Y-Sỉ Ðai Ðội Trưởng, người Ðại Ðội Trưởng đầu tiên là Bác Sỉ Lê Văn Châu.
3 Ðại Ðội Quân Y Lữ Ðoàn :
Mỗi Lữ Ðoàn Nhảy Dù có một Ðại Ðội Quân Y yểm trợ gồm có 1 hoặc 2 y sỉ, 1 dược sỉ, một Sỉ quan hành chánh quân y để diều hành đơn vị.
ÐÐ1Quân Y Nhảy Dù đồn trú trong căn cứ Hoàng Hoa Thám yểm trợ cho LÐIND, ÐÐT đầu tiên là Bác Sỉ Ðoàn Văn Bá.
ÐÐ2QYND đồn trú tại Căn Cứ Long Bình yểm trợ cho LÐ2ND. ÐÐT đầu tiên là Bác Sỉ Trần Trọng Nghị.
ÐÐ3QYND đồn trú trong căn cứ Hoàng Hoa Thám yểm trợ cho LÐ3ND. ÐÐT đầu tiên là Bác Sỉ Trần Ðoàn.
Đại Đội Quân Y Lữ Đoàn được trang bị rất nhẹ để sẵn sàng cùng đơn vị di chuyễn khi chiến thuật đòi hỏi cũng đã cố gắng kiện toàn về mọi mặt để việc thâu lựa thương binh được hoàn hảo hầu di tản được các thương binh trong các tình trạng tốt về các Quân Y viện điều trị trong vùng hành quân.
Trong 2 năm cuối 1974 & 1975 TĐQY ND còn thành lập thêm các Trạm Cứu Thương để đáp ứng nhu cầu cho các Tiểu Đoàn Nhảy Dù và Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập.
Bệnh Viện Ðổ Vinh:
Bệnh Viện mang tên người Y-Sỉ Nhảy Dù đầu tiên hy sinh ngày 31/3/1965 tại mặt trận Quảng Tín vì đạn pháo của địch trong lúc ông đang săn sóc cho thương binh. Y-sỉ Trưởng đầu tiên là Bác Sỉ Hoàng Cơ Lân.
Bệnh viện lúc đầu chỉ là một bệnh xá nhỏ chừng 20 đến 30 giường trên tầng lầu của TÐQYND để điều trị các thương bệnh binh nhẹ của SÐND, với một phòng ngoại chẩn để khám bệnh và tái khám các thương bệnh binh trước khi trả lại đơn vị. Y-sĩ của bệnh viện cũng còn chịu trách nhiệm khám bệnh cho các tân binh nhảy dù trước khi gia nhập đơn vị.
Với đà chiến tranh gia tăng và để giải tỏa phần nào gánh nặng cho Tổng Y-Viện Cộng Hòa và bằng sự yểm trợ của BTL Không Quân và các cố vấn Hoa Kỳ một khu nhà tiền chế với đầy đủ phương tiện được xây cất trong khuôn viên TÐQYND để bành trướng bệnh viện Ðổ Vinh lên đến 100 giường. Bệnh viện Ðổ Vinh có 4 đến 5 Bác Sỉ điều trị và một Y-Sỉ Trưởng. Bệnh viện có khả năng giải phẩu tất cả các trường hơp thông thường, tê mê tổng quát và săn sóc hậu giải phẩu. Bệnh viện cũng có khả năng điều trị hầu hết mọi trường hợp nội thương. Bệnh viện Ðổ Vinh cũng được cục Quân Y cho phép thành lập Hội Ðồng Y-Khoa riêng biệt để xét những trường hợp thương tích nặng.
Phòng Nha Khoa :
Phòng Nha Khoa của SÐND trách nhiệm săn sóc, chửa trị và phòng ngừa các chứng bệnh về răng, lợi cho toàn thể quân nhân và gia đình thuộc SÐND. Phòng Nha khoa được điều hành bởi 2 Nha Sỉ. Vị Nha Sỉ đầu tiên là Nha Sỉ Ðổ Thế Duyệt.
Phòng Thí Nghiệm và Dược Phòng.
Phòng thí nghiệm của SÐND có khả năng của một quân y viện với đầy đủ trang thiết bị cho hầu hết các phòng thí nghiệm thông thường. Trưởng phòng thí nghiệm và dược phòng là một Dược Sỉ kinh nghiệm kiêm nhiệm trưởng ban tiếp liệu Y Dược. Dược Sỉ Phạm Ky là người DS đầu tiên trong chức vụ nầy.
Phòng Quang Tuyến :
Phòng quang tuyến của SÐND có khả năng chụp tất cả các loại phim thông thường và có chuyên viên thường trực ngày đêm để đáp ứng những trường hợp khẩn cấp.
Nhà Hộ Sinh / Khu Khám Bệnh :
Tọa lạc trong khu gia binh căn cứ Hoàng Hoa Thám, hai cơ sở nầy là một điểm son của SÐND, vì nó trực tiếp săn sóc sức khoẻ cho hằng ngàn gia đình quân nhân nhảy dù. Tất cả mọi dịch vụ y khoa đều hoàn toàn miển phí.
Tuyên dương công trạng.
Tiểu Đoàn Quân Y Nhảy Dù được ân thưởng như sau:
- 1 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Hiệu kỳ được ân thưởng dây biểu chương mầu Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu
- 1 lần được Dân Vụ Bội Tinh với nhành Thiên Tuế do CL số 1003/TTM/TQT/DVBT ngày 3/12/1970.
Tài liệu tham khảo:
- Dưa theo tài liệu về Tiểu Đoàn Quân Y / SĐND của BS Vũ Khắc Niệm
- Kỷ niệm 19 năm thành lập và thành tích của SĐND do phòng TLC/SĐND phát hành năm 1974.
Trích từ quyển Binh chủng Nhảy Dù - ‘20 Năm Chiến Sự’
Giá quyển sách: $ 40.00 USD (Ngoài Hoa Kỳ: $55 USD)
* Tổng phát hành: Mr. Hai Vo: 1246 S. Huron Dr. Santa Ana CA 92704.
Email: 20namchiensu@gmail.com Phone: 714-856-9202
Chuẩn Tướng Tư Lệnh SĐND gắn cấp Thiếu Tá cho BS Hoàng Cơ Lân (1965)
Cứu thương giửa chiến trường
Trích trong
19 năm Binh Chủng Nhẩy Dù, xuất bản năm 1974 Thành thật cám ơn anh Nguyễn Văn Ngọc đã tặng tài liệu quý giá này. |