Tiểu Sử Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù

 

 

Ngày thành lập đơn vị 08/05/1951

Là đơn vị Nhẩy Dù đầu tiên của QLVNCH. Đã từng tham dự hầu hết các cuộc hành quân tại Bắc, Trung, Nam Tiểu Đoàn đã được mang dây Biểu Chương mầu Tam Hợp (Đỏ, Xanh lá cây, Vàng). Loại dây Biểu Chương cao quí nhất của QLVNCH.  

 

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù

 

Cập nhật ngày 16 / 2 / 2019

 

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (hoặc 1st BPVN) là một đơn vị Nhảy Dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại Sài Gòn. bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 ( Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres) ngày 15/7/1951. Đây là một trong năm Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ năm 1951 đến 1954 (với BPVN thứ 3, 5, 6 và 7), theo chính sách của Tưng De Lattre de Tassigny nhằm vào việc thành lập Quân Đội Việt Nam.

Đơn vị ny được hình thành từ hai Đại Đội Nhảy Dù Việt Nam hiện có, bao gồm Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương và Đại Đội 1 Phòng Vệ Nam Việt ( 1 Escadron Parachutiste Garde du Việt Nam Sud của Trung úy Haynin) và các Quân nhân tình nguyện từ các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Thuộc Điạ (BCCP (bataillon colonial de commandos parachutistes) được kết hợp để thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hoà Sài Gòn (Nha Hỏa-Xa tại cống Bà-Xếp Hòa-Hưng).

Ngay từ đầu, Tiểu Đoàn đã bao gồm một B Chỉ Huy và 4 Đại Đội tác chiến. Phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT đầu tiên là Capitaine Albert Le Quang Trieu: (từ ngày 7/9/1951 đến ngày 20/1/1952. Đại Úy Albert Lê Quang Triệu chỉ huy Tiểu Đoàn 1 trong thời gian ngắn khoảng 3 tháng, (Khi còn bên Quân Đội Pháp, Ông Triệu mang cấp bậc Capitaine, nhưng khi chuyển sang Quân Đội QGVN, Ông được thăng cấp Thiếu Tá).

 

 

28 Dec 1951 Quốc Trưởng Bảo Đại thăm doanh trại TĐ1ND tại Hòa Bình

Đến ngày 20 tháng 1 năm 1952 Trung Úy Nguyễn Khánh đang là Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Nhảy Dù Việt Nam, ông được thăng cấp đặc cách Đại Úy và đưc chỉ định chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam gồm có 3 Đại Đội tham gia cuộc hành quân Hòa Bình tại miền Bắc Việt Nam dưới quyền của Tư Lệnh chiến trường là Tướng De Latre De Tassigny.

Sau trận Hòa Bình (ngày 22/2/1952) Đại Úy Nguyễn Khánh được điều động chỉ huy Chiến Đoàn V100 tại Quân Khu 2, Capitaine Vervelle được chỉ định thay thế chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhày Dù từ  23/02/1952 - 30/11/1952.

Tiếp sau đó vẫn là các Chỉ Huy người Pháp: Capitaine François Buttner (01/12/1952 - 03/02/1953), Capitaine Picderit Claude (04/02/1953 - 14/01/1954, Capitaine Geraud Louis (15/01/1954 - 31/07/1954) rồi đến Capitaine Picherit và sau đó (ngày 1/8/1954) mới chuyển qua SQ VN đầu tiên là Đại Úy Vũ Quang Tài.

Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung tâm khác tại Phi Trường Bạch Mai Hà Nội.

 

Các Chiến dịch TĐ1ND đã tham d khi còn Pháp thuc:

- Sau khi thành lập, một thành phần của TĐ1ND được gởi đến Kontum vào ngày 9/8/1951 để tăng viện cho Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù Foreign Legion của Pháp.

- Chiến dịch Pirate: Từ ngày 30/8/1951 đến 9/9/1951 TĐ1ND–VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam  trong cuộc hành quân “Pirate” của Liên Đoàn Nhảy Dù Pháp để tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo nầy. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND-VN.

- Chiến dịch Bretagne: Ngày 1/11/1951, TĐ1ND di chuyển ra Hà Nội để làm thành phần trừ bị cho cuộc hành quân “Bretagne”. Từ ngày 15 đến ngày 19/12/1951 TĐ1ND được thả vào vùng hành quân để tiếp viện cho quân Pháp. TĐ1ND đã chạm mạnh với Cộng Sản VM tại  khu vực Nam Định và sau đó tại Thái Bình.

- Chiến dịch Hoà Binh: Ngày 22/1/1952 trong những ngày giáp Tết, TĐ1ND-VN nhảy “saut” đầu tiên chỉ có 3 ĐĐ đánh trận Hòa-Bình do Đ/U Nguyễn Khánh chỉ huy và Tướng De Lattre De Tassigny làm Tư Lệnh chiến trường. Đơn vị Nhảy Dù VN nầy là đơn vị triệt thoái sau cùng ngày 21/2/1952. Tới cuối năm 1952 Tiểu Đoàn mới thành lập thêm ĐĐ thứ tư để đáp ứng đúng nhu cầu cấp-số. Lần lượt sự huấn luyện & chỉ huy đơn vị được chuyển giao cho phía Việt-Nam.

- Chiến dịch Chaumière: vào ngày 25 tháng 4/1952 Tiểu Đoàn 1ND trở về Sàigòn và tham gia ngay trận đánh tại Tây Ninh, trong cuộc hành quân “Chaumiereut”

- Chiến dịch Éole: đến ngày 15/5/1952 TĐ1ND nhảy xuống Xuyên Mộc, tấn công vào mật khu Lê Hồng Phong căn cứ địa của Cộng Sản Việt-Minh. Vị Sỉ-Quan VN đầu tiên của Tiểu Đoàn bị hy-sinh trong cuộc chiến là Trung Úy Nguyển Trung Hiếu. Từ đó căn cứ của TĐ1ND được gọi tên là Trại Nguyễn Trung Hiếu.

- Sau đó TĐ1ND tham gia các trận đánh với Việt Minh Cộng Sản tại miền cao nguyên Trung Việt như một đơn vị bộ chiến với Liên Đoàn 1 ND thuộc địa GAP 1: hành quân Cabestan : ngày 15 tháng 6 năm 1952, hành quân Quadrille: ngày 4 tháng 7 năm 1952, Chiến đấu tại căn c Na San: cuối năm 1952 đầu năm 1953

- Ngày 27/12/1953 TĐ1ND đã nhảy xuống Bắc-Thái Hà-Nội để tảo thanh lực lượng Cộng Sản Việt Minh mưu toan lập căn cứ địa dựa vào địa thế hiểm trở của vùng nầy.

- Hành quân Atlas: cuộc hành quân Atlas từ ngày 9 đến 29/4/1953 tại Quảng Ngải.

- Khoảng Tháng 7/1953 đến đầu năm 1954, TĐ1ND được đưa về hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chiến dịch hành quân của Liên Đoàn 1 Nhảy Dù GAP-1 ( 1er Groupement Aeroportees Parachutiste).

- Ngày 25/3/1955 được điều động về Sàigòn cùng với Liên Đoàn Nhảy Dù để tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn Chợ Lớn.

- Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù vẫn tiếp tục hiện hữu như là nhân tố thành lập Lực Lượng Nhảy Dù/Việt Nam và gia nhập vào Liên Đoàn 3 Nhảy Dù (3e Groupement Aeroportees Parachutiste )

 

Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ1ND:

- Ngày 21/9/1955 tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tảo thanh lực lương Bình Xuyên ở khu Rừng Sác đến 24/10/1955 do Đ/U Trần Văn Đô làm TĐT.

- Ngày 1/1/1956 đến ngày 17/2/1956 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ hành quân bình định miền Tây (vùng Sa-Đéc) để giải giới các lực lượng giáo phái quá khích không chịu hợp tác với Chánh Phủ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Tháng 5/1960, TĐ1ND nhảy dù xuống Mộc Hóa để tảo thanh VC nằm vùng, do Đại Úy Dư Quốc Đống làm Tiểu Đoàn Trưởng.

- Ngày 11/11/1960 tham gia cuộc đảo chính do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông chủ xướng bị thất bại.

- Ngày 15/6/1961 Hành quân Sa-Đéc, Cao Lảnh. Chiến thắng lớn tại Ấp Mỹ Quý, kinh Thước Thợ. Tất cả quân nhân thuộc TĐ1ND đều được thăng một cấp, Đ/U Dư Quốc Đống TĐT thăng cấp Thiếu Tá.

- Ngày 18/9/1961, TĐ1ND nhảy dù tiếp cứu và giải vây tỉnh Phước Thành đã bị địch tràn ngập.

- Tháng 1/1962 TĐ1ND nhảy dù xuống Vị Thanh Chương Thiện yểm trợ khai triển Khu Trù Mật.

- Tháng 5/1962 Nhảy dù giải cứu đồn Phước Tân, vùng  biên giới Miên Việt vì một Trung đoàn BB/VNCH bị địch bao vây theo chiến thuật “công đồn đả viện”

- Ngày 24/11/1962 Thứ Bảy, hồi 14.15 giờ chiều, 25 vận tải cơ C47 cuả QLVNCH cất cánh tại Phi Trường Tân Sơn Nhất  đưa TĐ1ND vào vùng Hành-Quân ở Cà-Mau để giải vây cho một đơn vị điạ-phương vừa bị Công quân tràn ngập tại đồn “Chà-Là”

- Tháng 2/1963 ngày mùng 3 và mùng 7 Tết, TĐ1ND nhảy 2 saut liên tiếp, theo tin tức tình báo, để chận bắt Văn Tiến Dũng vào họp với cục “R” tại chiến khu C.

- Từ ngày 2 đến 4 tháng 3 năm 1964 cùng TĐ8ND tham dự hành quân Quyết Thắng đánh thẳng vào hậu cần của VC trong vùng biên giới Miên Việt  tại Tân Châu Hồng Ngự.( cố vấn Mỷ Thiếu Tá Mc Cathy tử trận ) Đại Tá Cao Văn Viên được thăng cấp Thiếu Tướng tại mặt trận.

- Ngày 03/1/1965 Hành quân trực thăng vận tiếp viện trận Bình Giả giải vây cho TĐ4TQLC.

- Ngày 30/12/1965 cùng TĐ5ND mở cuộc hành quân An Dân 564 tại vùng tiếp giáp biên giới Miên-Việt tỉnh Hậu Nghĩa. Đánh tan đơn vị địch là tiểu đoàn D9 thuộc Công Trường 9 của VC.

- Ngày 16/2/1967 cùng TĐ7ND tham gia hành quân Liên Kết 81 dưới sự điều động của Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù ở Sơn Tịnh-Quảng Ngải.. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê Văn Đặng làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Thu Lương làm Tiểu Đoàn Phó.

- Từ  những ngày cuối tháng 1/1968, TĐ1ND tham gia hành quân giải tỏa áp lực VC và bảo vệ đài phát thanh trong Khu Vực Sài Gòn và khắp các mặt trận trong Năm Mậu-Thân.

- Năm 1969 Hành quân Tây Ninh giải tỏa áp lực Cộng quân quanh Sai Gòn, trận Cầu Khởi tháng 2/1969, trận Gò Nổi ngày 13/8/1969 Trung Tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng. Thiếu Tá La Trịnh Tưng làm TĐP. TĐ1ND đã giao tranh d di vi Trung Đoàn 88 VC gn Bến C Ni. Địch bỏ xác tại trn 108, trong sđó có mt Đại Đi Trưng Trinh Sát, 2 bị bt sng. Ta tịch thu 45 súng và nhiu quân trang quân dụng.

- Đầu tháng 5/1970 tham gia chiến dịch Bình Tây, hành quân vùng Mỏ Vẹt biên giới Kampuchea trong cuộc Hành Quân Toàn Thắng 43 do BTL/QĐIII tổ chức. Trung Tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng, về sau Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phan thay thế.

- Ngày 10/2/1971 Tiểu Đoàn 1ND chia thành hai cánh tùng thiết M113 trách nhim bảo vệ BCH/LĐ1ND tiến đến căn cứ A lưới. Trong khi tiến quân Thiếu Tá Nguyển Quang Sáng, Tiểu Đoàn Phó chỉ huy 2 ĐĐ 14 & 15 hành quân truy kích lục soát và hủy diệt các công s của cộng quân dọc theo mạn Bắc QL9 từ biên giới đến A-Lưới khoảng 20 km. Đêm 10/2/71 khi tiến sâu vào nội địa Lào khoảng 7 km. Thiếu Tá Sáng ra lịnh cho đoàn quân dừng chân và bố trí tại địa điểm có đường thông thủy. Một toán quân gồm cả Bộ tham mưu của SĐ304 CSBV đã di chuyn đúng vào ổ phục kích đêm của hai Đại Đội 14 và 15 ND. Khi những trái mìn claymore trong hệ thống ‘phục kích tự động’ bật sáng, các chiến sỉ Dù lập tức khai hỏa và xung phong. Toán quân CS hoảng hốt tẩu thoát và bỏ lại 26 xác tại chổ trong đó có tên Thượng Tá Vũ Xuân Rục, Sư Đoàn trưởng 304 CSBV với đầy đũ gậy chỉ huy và bản đồ cùng nhiều tài liệu quan trọng.

- Từ ngày 29/1/1971 tham gia hành Quân Lam Sơn 719 tại chiến trường Hạ Lào cho  đến 6/4/1971. TĐ1ND khám phá một kho quân trang quân dụng, nhiên liệu và xác nhận đụng độ với BCH / Sư Đoàn 304 CSBV, giết chết viên Sư Đoàn Trưởng cùng ban tham mưu, sau khi đã khai thác các tử thi và tù binh.

 Thiếu Tá Ngyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu Tá La Trịnh Tường thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

- Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, trên chiến trường Tây Nguyên, ngày 15/3/1972 TĐ1ND được không vận đến Vỏ-Định Kontum để giải tỏa áp lực địch quân quanh căn cứ 6 và thiết lập căn cứ Delta.

- Sau đó được rút về Chơn Thành để hành quân giải tỏa An Lộc trên QL 13. Trực thăng vận vào suối Tào Ô, tiến chiếm Ấp Tân Khai.

- Ngày 28/5/1972 Cùng với LĐ3ND, TĐ1 được không vận ra Huế tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị. Đầu tháng 7/1972, Thiếu Tá Lê Hồng thay thế Trung Tá La Trịnh Tường trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng.

- Ngày 8/8/1974 di chuyển đến Đà Nẳng tham dự mặt trận Thường Đức do Th/T Ngô Tùng Châu làm TĐT, cho đến cuối tháng 3/1975, toàn bộ SĐND được rút khỏi Quân Khu I kéo theo sự sụp đổ của VNCH ngày 30/4/1975.

- Ngày 12/4/1975 TĐ1ND cùng với các TĐ8 và 9 ND thuộc LĐIND tham gia trận chiến thắng cuối cùng tại mặt trận Long Khánh gây kinh hoàng cho Quân Đoàn 4 CSBV.

           

Các Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 1 Nhẩy Dù :

1.      Ðại Úy Vũ Quang Tài  (1/8/ 1954 31/08/1955) là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của TĐ1ND Việt Nam kể từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù được bàn giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào tháng 9 năm 1954.

2.      Ðại Úy Trần Văn Ðô ( 01/09/1955 - 15/02/1959) Sau Chiến dịch Hoàng Diệu tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên tại Đô Thành Sài Gòn, Thiếu Tá Vũ Quang Tài bàn giao quyền chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù lại cho Đại Úy Trần Văn Đô.

3.      Ðại Úy Dư Quốc Ðống (16/02/1959 - 15/11/1961) Năm 1959, Đại Úy Dư Quốc Đống là Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được thuyên chuyển về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn1Nhảy Dù cho đến khi lên làm chiến Đoàn Trưởng CĐ1ND năm 1962.

4.      Thiếu Tá Bùi Kim Kha (16/11/1961-04/02/1964) Thay thế Thiếu Tá Dư Quốc Đống nắm quyền chỉ huy TĐ1ND  .

5.      Ðại Úy Ðoàn Văn Nu (05/02/1964 - 10/08/1965) Đại Úy Đoàn Văn Nu đang là Trưởng Phòng 2 Liên Đoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu Tá Bùi Kim Kha chỉ huy TĐ1ND cho đến năm 1967 đi làm Tùy viên quân sự cho Sứ quán VN tại Đài Loan và bàn giao lại cho Thiếu Tá Lê Văn Đặng.

6.      Thiếu Tá Lê Văn Đặng (11/08/1965 - 24/11/1966) Thiếu Tá Lê Văn Đặng chỉ huy TĐ1ND đến năm 1966 về làm Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh SĐND và bàn giao nhiệm vụ lại cho Thiếu Tá Nguyễn Thu Lương.

7.      Thiếu Tá Nguyễn Phẩm Bường (1966 khi Trung Tá Ðặng TĐT và Thiếu Tá Lương TĐP cùng đi du khảo ở quốc ngoại Okinawa và Australia, Thiếu Tá Bường thay thế chức vụ XLTV/TÐT trong 6 tuần lể trước khi Thiếu Tá Nguyễn Thu Lương đáo nhậm thực thụ )

8.      Thiếu Tá Nguyễn Thu Lương  (25/11/1966 - 02/04/1968) sau trận chiến Tết Mậu Thân Trung Tá Lương bàn giao lại cho Thiếu Tá Phạm Hi Mai về làm Trưởng Phòng3/SÐND.

9.      Thiếu Tá Pham Hy Mai (03/04/1968 - 14/06/1970) thay thế Trung Tá Nguyễn Thu Lương từ năm 1968, đặc cách tại mặt trận năm 1969 thăng cấp Trung Tá, bàn giao lại cho Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phan tại mặt trận Bình Tây Kampuchea. Vào tháng 4/1970.

10.  Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phan (15/06/1970 - 31/03/1971) Thiếu Tá Phan đang là Tiểu Đoàn Phó TĐ6ND được Trung Tướng Dư Quốc Đống điều về thay thế Trung Tá Phạm Hi Mai tại mặt trận Kampuchea và cho đến khi bị tử trận tại Hạ Lào trong những ngày cuối cùng cuả cuộc hành quân Lam Sơn 719.

11.  Thiếu Tá La Trịnh Tường (01/04/1971-06/06/1972) Sau khi Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phan tử trận, Thiếu Tá La Trịnh Tường về thay thế chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến những ngày đầu chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Tỉnh Quảng Trị tháng 7 năm 1972.

12.  Thiếu Tá Lê Hồng ( 07/06/1972-15/08/1974) Thiếu Tá Lê Hồng đang là TĐP/TĐ5ND về đảm nhiệm vai trò chỉ huy TĐ1ND để khởi đầu chiến dịch Lôi Phong vượt sông Mỹ Chánh tấn công về phía Bắc tái chiếm Tỉnh Quảng Tri. Đến đầu năm 1974 Thiếu Tá Lê Hồng được thăng cấp Trung Tá và được Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chỉ định làm Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Thiếu Tá Ngô Tùng Châu đang làm TĐP lên thay thế.

13.  Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (16/08/1974 - 30/04/1975từ Ban 4/LĐ3ND về làm Tiểu Đoàn Phó TĐ1ND. Sau khi Trung Tá Lê Hồng lên làm Lữ Đoàn Phó LĐ1ND vào năm 1974, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu lên thay chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1ND tham dự các trận đánh cuối cùng Thường Đức và Xuân Lộc cho đến ngày 30/4/1975.

 

Tuyên dương công trạng:

Trải dài cuộc chiến Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù đã lập nhiều chiến công hiển hách với thành quả 11 lần tuyên dương trước Quân Đội.

- Tuyên dương công trạng trước Sư Đoàn 1 lần

- Tuyên dương công trạng trước Quân Đội 11 lần

- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc huân chương 1 lần

- Bằng Tuyên Công đơn vị 12 lần

- Bằng tuyên công Hoa Ký 1 lần

- Được ân thưởng dây biểu chương mầu: Anh dũng bội tinh  - Bảo Quốc huân chương - Quân Công bội tinh: Tam hợp ngày 16 tháng 7 năm 1968 (Giây biễu chương cao nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là đơn vị Nhẩy Dù đầu tiên được danh dự và xứng đáng mang giây biểu chương nầy)

 

Tài liệu tham khảo:

-          Các Trn đánh ca Tiu Đoàn 1 Nhy Dù ca Mũ Đ La Trnh Tường trên trang nhà nhaydu.com

-          1er bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre  en Française

-          General Nguyn Khánh from Wikipedia the free encyclopedia

-          Insignia of  The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh

-          Email góp ý ca Chiến Hu Phm Hoàng Thư ngay 9 tháng 2 năm 2011.

-          Phng vn trc tiếp mt s chiến hu và Niên Trưởng trong SĐND: Đi Tướng Nguyn Khánh, Hàng Công Thành, Nguyn T Bo, H Chi Hoa, Nguyn Phm Bường, Thái Văn Minh, Ngô Tùng Châu…

-          Tài liu K Nim 19 năm thành lp Binh Chng Nhy Dù do BTL/SĐND ph biến vào tháng 11/1974)

 

Đi Úy Võ Trung Tín - Tiu Đoàn Truyn Tin SĐND – 714-856-9202

Đi Úy Nguyn Hu Viên - Tiu Đoàn 3 Nhy Dù

Email: pvotin@gmail.com

 

 

Các Sĩ quan Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù từ trái sang phải: Hàng  phía sau:  Trung Úy Đổ Duy Nghia, Đại Úy Mai Ngọc Liên, Trung Úy Bùi Văn Nam, Trung Úy Nguyễn Văn Nhỏ, Đại Úy Ngô Lê Tĩnh, Trung Úy Nguyễn Văn Triệu. Hàng trước: Trung Úy Lương Vạn Kiếp, Trung Úy Trương Văn Ngoạt, Đại Úy La Trịnh Tường.

 

 

                            Các cuộc hành quân tham dự:

THAM DỰ

- Hành quân Nhẩy Dù             17 lần

- Hành quân Trực thăng vận  28 lần

- Hành quân thủy vận             04 lần

- Hành quân Bộ vận                 125 lần

 

THÀNH QUẢ

(A) Nhân mạng:

- Tiêu diệt                    5.345 tên

- Bắt sống                    541 tên

- Hồi chánh                    37 tên

 

(B) Vũ khí 

- Tịch thu 3.205 vũ khí đủ loại, trong đó có 03 đại pháo 130 ly, 02 đại pháo 122 ly

- 231 tấn đạn dược đủ loại

Phá hủy:

-          Trên 500 cơ sở kho tàng của địch

-          Hàng trăm tấn lương thực quân trang.

Chiến xa:

-          Bắt sống 01 chiếc T54

-          Bắn cháy 03 T 54 và 01 PT 76

 

                    

 

Các Sỹ Quan TĐ1

 
Thành tích đơn vị được ân thưởng:

(a) Tập thể:

- Tuyên dương công trạng trước Sư Đoàn 1 lần

- Tuyên dương công trạng trước Quân Đội 11 lần

- Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc huân chương 1 lần

- Bằng Tuyên Công đơn vị 12 lần

- Bằng tuyên công Hoa Ký 1 lần

- Được ân thưởng dây biểu chương mầu:

    - Anh dũng bội tinh

    - Bảo Quốc huân chương

    - Quân Công bội tinh

    - Tam hợp ngày 16 tháng 7 năm 1968

 

(b) Cá nhân:

- Bắc Đẩu bội tinh 1 lần

- Đệ Ngũ Đẳng bảo quốc huân chương 58 lần

- Đệ Tứ Đẳng bảo quốc huân chương 9 lần

- Quân Công bội tinh 139 lần

- Lục Quân huân chương 16 lần

- Lục Quân Vinh Công bội tinh 123 lần

- Anh Dũng bội tinh trước Lữ Đoàn 2669 lần

- Anh Dũng bội tinh trước Sư Đoàn 2666 lần

- Anh Dũng bội tinh trước Quân Đoàn 882 lần

- Anh Dũng bội tinh trước Quân Đội 507 lần

- Chiến Thương bội tinh 2330 lần

- Danh Dự bội tinh hạng nhì 52 lần

- Danh Dự bội tinh hạng nhất 04 lần

- Tham Mưu bội tinh hạng nhì 49 lần

- Tham Mưu bội tinh hạng nhất 18 lần

- Kỹ Thuật bội tinh 20 lần

- Quân Phong bội tinh hạng năm 280 lần

- Quân Phong bội tinh hạng tư 194 lần

- Quân Phong bội tinh hạng ba 76 lần

- Quân Phong bội tinh hạng nhì 04 lần

- Chiến Dịch bội tinh 40-50 72 lần

- Chiến Dịch bội tinh hiệu 60 1663 lần

- Quân Vụ bội tinh hạng 5 601 lần

- Quân Vụ bội tinh hạng tư 306 lần

- Quân Vụ bội tinh hạng ba 95 lần

- Quân Vụ bội tinh hạng nhì 04 lần

- Không Vụ bội tinh hạng ba 115 lần

- Không Vụ bội tinh hạng Danh Dự 02 lần

- Chương Mỹ bội tinh 15 lần

- Cảnh Sát bội tinh hạng ba 03 lần

- Cảnh Sát bội tinh hạng nhì 01 lần

- Hài Vụ danh dự bội tinh 07 lần

- Bảo Quấc huân chương Đại Hàn 01 lần

- Ngôi Sao Đồng Hoa Kỳ 29 lần

- Chiến Trường Ngoại Biên bội tinh 27 lần

- Tưởng Lục cấp Sư Đoàn 10 lần

- Tưởng Lục cấp Lữ Đoàn 15 lần

- Chiến Thương bội tinh 2303 lần

 

 

1-     Quân cộng bội tinh ( 3 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

2-     Anh dũng bội tinh( 6 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

3-     Bảo Quốc huân chương (10 lần tuyên dương trước Quân Đội với nhành dương liễu)

4-     Giây Tam hợp ba màu vàng xanh đỏ bện lại với nhau . Giây biễu chương cao nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là đơn vị Nhẩy Dù đầu tiên được danh dự và xứng đáng mang giây biểu chương nầy .