Page 225 - DanSan68
P. 225
Muõ Ñoû 68 225


Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng
theo nhà thơ Luân Hoán, một người bạn thân cùng quê với anh, đã tả chân
dung nhà thơ ấy như sau: “Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có
bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè nhà thơ
Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai
nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí
dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền
Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970, năm tôi không may mắn
phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng, tôi đã gặp
và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ
xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố
Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà... Anh chợt đi, chợt về.
Đặc biệt là lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố
xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng
trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống
vật chất không mấy khả quan. Quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối
không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của
anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp
trong một hoàn cảnh thật buồn!”
Còn một chút gì để nhớ, ơi kỷ niệm của một thời trong một đời người.
Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một
nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se
se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên
con đường học trò vươn lên màu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành
phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi.
May mà còn có niềm vui,...

Nhà thơ Kim Tuấn
Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm
1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở phố núi. Với thị trấn này, anh là một
người cố cựu và đã sống đã thở với tâm tình của một người chọn lựa một
quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi
với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.
Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku” để thấy lại cảm giác
của một thời thế nào. Những phút rất thật từ nỗi bâng khuâng đời sống.

“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
ôi đời mình sao nhìn muốn khóc

Giả từ Denver
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230