Page 224 - DanSan68
P. 224
224 Muõ Ñoû 68
con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của
thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân
dáng này có thật trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ
đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực
tế để làm thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và
trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh
vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái
tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một
tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời
riêng dành cho người làm thơ.
Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý.
Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất
thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”

Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển
tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới
tuyến của chiến tranh dù không phải là một trăm phần trăm nguyên tác.
Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là:
“mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Thì sửa lại là:
“mai xa lắc trên đồi biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên”
Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Giả từ Denver
   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229