Page 227 - DanSan68
P. 227
Muõ Ñoû 68 227

mười năm xa phố chợ
mười năm không thị thành
mười năm còn ở lính
chiến trận xa lửa mù
lên cao cùng trời đất
ngước mặt trông mây chiều
cúi xuống nhìn vực thẳm
đã già đi bao nhiêu... ”

Kim Tuấn quen thuộc với rừng với núi. Quanh quẩn ở vùng ba biên giới,
những cuộc hành quân nhắc đến những địa danh gợi lại nỗi niềm hoang vu,
nhắc lại những giây phút của cái Ta lẫn lộn vào không gian u tịch:

“Khi về núi đứng trông theo
con sông nước cạn bên đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió ngang mày
lênh đênh sương phủ vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ rưng rưng
mưa bay xuống thấp lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm sâu ngút ngàn
với trời mây đã lang thang
với ta cuộc chiến bàng hoàng lửa reo”

Một bài thơ văn xuôi của Kim Tuấn nhưng lại được phổ nhạc thật hay. Bài
thơ “Những điều ghi được trong giấc ngủ”. Phổ thơ văn xuôi có lẽ là một
công việc khá lạ bởi vì đem âm nhạc để biểu hiện cho những dàn trải của
ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng.
“Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây kẽm gai hết rào
quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh,
có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con
trâu rung mõ vu vơ như trong giấc mộng...”

Phạm Duy đã từ những ngôn ngữ ấy của thơ để phổ thành ca khúc “Khi
tôi về” với ước vọng hòa bình tươi đẹp trên quê hương. Nhưng thực tế, khi
hết chiến tranh thì không phải những hình ảnh tươi đẹp ấy. Mà là chia ly, là
chết chóc, là những đêm đen tối thẳm của lịch sử dân tộc chúng ta...
Nhà văn Trần Văn Minh

Khi còn là Tư lệnh Không đoàn 62, đồn trú ở Pleiku, nhà văn Trần Văn

Giả từ Denver
   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232