Page 228 - DanSan68
P. 228
228 Muõ Ñoû 68
Minh đã mang cảnh và người của thành phố núi này vào tác phẩm của
mình rất nhiều. Một tác giả có văn phong đặc biệt, nhìn cảnh và người
với tâm tư hoài niệm từ ký ức. Khi là Tư lệnh KQ từ năm 1967 đến 1975,
ông là tác giả của những tập truyện ngắn Trong Đục và Chết Non ở trong
nước và Chốn Lao Xao ở hải ngoại. Theo phần tiểu sử ở cuối tác phẩm
Chốn Lao Xao: “Tác giả Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên
tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ông viết văn làm thơ đăng trong các
tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như Trần Trụ Y, Trần Mộng
Thường, Md. Cô Dương... và có hai tác phẩm đã xuất bản với tên thật làm
bút hiệu.
Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất hài hước trong nghịch cảnh, vui
tếu trong gian nan, biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân chủng oai
hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn...”
Từ những truyện ngắn viết ở trong nước đến những bài cảm hứng ngắn
viết ở hải ngoại, tác giả Trần Văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong
cuộc sống nhưng vẫn một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai nhưng
vẫn đậm đà tình nghĩa, nhất là đối với những người đã có chung màu cờ
sắc áo.
Khi sống ở hải ngoại, nhà văn Trần Văn Minh vẫn mang mang tấm lòng
hoài cổ. Trong tác phẩm Chốn Lao Xao của mình, có lần ông cựu tướng
nhà văn tâm sự: “Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cái lạc hằng ấp ủ của tôi
thì thật đơn sơ, là sẽ đưa hường nhan tri kỷ về lấy lại mái nhà xưa trong
Tân Sơn Nhứt không có tiếng động cơ phản lực gào rú ngày đêm, đêm
mưa nàng gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi, hai đứa nằm
lặng yên trong bóng đêm nghe tiếng mưa rơi rạt rào trên mái ngói, nặng
chĩu tầu tiêu ngoài vườn cũ sau hè, nghe tiếng kêu thương của con nhạn
lạc ngang trời trong gió mưa, để... để làm gì tôi không biết nữa! Chỉ thế
thôi! Có chút xíu thế thôi, mà, hỡi ôi, mười mấy mùa mưa đã về trên trại
Phi Long dập vùi tả tơi hoa cỏ mà mộng nhỏchưa thành đầu đã bạc, gối đã
mỏi lưng đã chùn người đã xác xơ!”
Khi sinh thời ở hải ngoại ông hay viết trên Lý Tưởng và các đặc san Không
Quân. Ông có lần viết về các tác giả trẻ của Không Quân và sau đó có gọi
điện thoại đến cho tôi và vẫn ngôn ngữ cố hữu để khích lệ những bài thơ
viết về Pleiku. “Ê! Qua khoái thơ của toa lắm. Mà sao bây giờ những bài
thơ Pleiku sao như nhạt đi vậy. Bộ bị núi Hàm Rồng nó ám hay sao chớ!”
Hình như lúc ông nói chuyện bằng điện thoại với tôi thì ông đang ngà ngà
hơi men và đang nói chuyện với các anh em trẻ ở tòa soạn báo NhânVăn,
San José...

Nhà thơ Võ Ý
Một nhà thơ Không quân xuất thân khóa 17 Võ Bị Đà Lạt: Võ Ý. Ông

Giả từ Denver
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233