Page 220 - DanSan68
P. 220
220 Muõ Ñoû 68
thịt chắc nên làm thức chi cũng ngon cả”.Một số người thông thạo đông y
cho rằng thịt lươn rất bổ dưỡng, nên thường lai vãng quán cháo lươn Lưu
Hương ở trên đường Hộ Thành, trong cửa Thượng Tứ, trước mặt vườn
hoa Ba Viên. Ngoài món cháo lươn đặc biệt ra còn có đủ các món Lươn
um, Lươn xào lăn, Lẩu lươn, v.v... Nhưng quán ni cũng chỉ bán được cho
một số đàn ông Huế, còn con gái đàn bà Huế ít khi ghé lại vì quý cô, quý
bà không thích ăn những con vật lạ như rắn, lươn, chình, chuột chó, nai
dê, v.v... mà chuyện chi các bà đã không muốn rồi thì các ông mà có thèm
chảy nước miếng thì cũng đành dang ra, đành bấm bụng chịu thua thôi.Tuy
chuyện đi kéo ghế hồi đó chủ yếu là có tính cách gia đình, nhưng càng về
sau thì chuyện đi kéo ghế có tính cách nhẹ nhàng hơn. Bạn bè học trò, trai
gái khi hẹn hò hay khi đói lòng cũng rủ nhau đi kéo ghế đơn sơ, cũng vui
vẻ và hợp với túi tiền học trò.Họ thường kéo nhau đến hiệu Mỹ Châu Anh
ở ngoài cửa Đông Ba, vừa ngon vừa rẻ ơi là rẻ. Tiệm bán chỉ có hai món
hoành thánh và mỳ sợi mà khi mô cũng đông khách, nhất là các cô cậu học
trò các trường công tư thục ở Huế.Ngày nay ở Huế còn có tiệm bánh khoái
nổi tiếng khắp nước kể cả nước ngoài, đó là tiệm Bánh Khoái Thượng Tứ
mà bào muội cũng là bào muội ông chủ Hiệu Ăn Lạc Thành. Nhưng nói
đến Bánh Khoái thì không thể quên được tiệm Bánh Khoái dưới chân cầu
Đông Ba, nằm trên đường Võ Tánh hơn nửa thế kỷ trước. Có thể nói người
Huế sành ăn uống thuở đó ai cũng có thưởng thức bánh khoái của Đông Ba
ít ra là một lần.Sẽ bị chê trách là có óc địa phương, cục bộ, hoặc thiếu công
bình, nếu không nhắc đến Kiốt (Kiosque) Phở Bắc Thăng Long ở bến xe
Nguyễn Hoàng, gần Cửa Ngăn.Năm 1954, theo làn sóng Người Bắc di cư
sau Hiệp Định Genève, Phở Bắc cũng xuất hiện và dừng chân ở Huế một
thời gian.Ban đầu vì tính hiếu kỳ, người Huế cũng đua nhau đi ăn thử cho
biết món ngon vật lạ của đất ngàn năm văn vật, nhưng không lâu tiệm đóng
cửa và chủ nhân cũng xuôi Nam tìm đường mưu sinh thoát hiểm khác. Có
lẽ một phần vì tay nghề của chủ nhân kiêm đầu bếp chưa cao, hoặc đụng
phải tính bảo thủ của người Huế, nên món phở Bắc chưa vượt qua được
món bún bò giò heo mà người Huế hằng ưa thích.
Món phở Bắc sau khi du nhập vào thực đơn của người Huế, đã được
người Huế pha trộn, biến chế thành một thứ phở lai căng là Phở Huế, Phở
Tàu, chứ không thuần túy là Phở Bắc nữa. Nhất là các xe phở rong, bán
về đêm trên khắp các nẻo đường thành phố Huế... Phở ông Trọc, khác mùi
vị phở ông Bếp Phi, phở ông Bếp Phi khác phở anh Biên dù cho cả hai
đều là đầu bếp cũ của Tiệm Ăn Lạc Thành. Đúng là tự biên, tự diễn.Tuy
thua keo đầu ở Huế nhưng về sau cuộc chiến giành ngôi vị minh chủ trong
làng ăn uống giữa các đấu thủ Phở Bắc, Bún Bò Huế, Mỳ Quảng, Hủ Tiếu
Mỹ Tho, e phần thắng lợi nghiêng hẳn về phía Phở Bắc.Ngày nay ở khắp
Giả từ Denver
thịt chắc nên làm thức chi cũng ngon cả”.Một số người thông thạo đông y
cho rằng thịt lươn rất bổ dưỡng, nên thường lai vãng quán cháo lươn Lưu
Hương ở trên đường Hộ Thành, trong cửa Thượng Tứ, trước mặt vườn
hoa Ba Viên. Ngoài món cháo lươn đặc biệt ra còn có đủ các món Lươn
um, Lươn xào lăn, Lẩu lươn, v.v... Nhưng quán ni cũng chỉ bán được cho
một số đàn ông Huế, còn con gái đàn bà Huế ít khi ghé lại vì quý cô, quý
bà không thích ăn những con vật lạ như rắn, lươn, chình, chuột chó, nai
dê, v.v... mà chuyện chi các bà đã không muốn rồi thì các ông mà có thèm
chảy nước miếng thì cũng đành dang ra, đành bấm bụng chịu thua thôi.Tuy
chuyện đi kéo ghế hồi đó chủ yếu là có tính cách gia đình, nhưng càng về
sau thì chuyện đi kéo ghế có tính cách nhẹ nhàng hơn. Bạn bè học trò, trai
gái khi hẹn hò hay khi đói lòng cũng rủ nhau đi kéo ghế đơn sơ, cũng vui
vẻ và hợp với túi tiền học trò.Họ thường kéo nhau đến hiệu Mỹ Châu Anh
ở ngoài cửa Đông Ba, vừa ngon vừa rẻ ơi là rẻ. Tiệm bán chỉ có hai món
hoành thánh và mỳ sợi mà khi mô cũng đông khách, nhất là các cô cậu học
trò các trường công tư thục ở Huế.Ngày nay ở Huế còn có tiệm bánh khoái
nổi tiếng khắp nước kể cả nước ngoài, đó là tiệm Bánh Khoái Thượng Tứ
mà bào muội cũng là bào muội ông chủ Hiệu Ăn Lạc Thành. Nhưng nói
đến Bánh Khoái thì không thể quên được tiệm Bánh Khoái dưới chân cầu
Đông Ba, nằm trên đường Võ Tánh hơn nửa thế kỷ trước. Có thể nói người
Huế sành ăn uống thuở đó ai cũng có thưởng thức bánh khoái của Đông Ba
ít ra là một lần.Sẽ bị chê trách là có óc địa phương, cục bộ, hoặc thiếu công
bình, nếu không nhắc đến Kiốt (Kiosque) Phở Bắc Thăng Long ở bến xe
Nguyễn Hoàng, gần Cửa Ngăn.Năm 1954, theo làn sóng Người Bắc di cư
sau Hiệp Định Genève, Phở Bắc cũng xuất hiện và dừng chân ở Huế một
thời gian.Ban đầu vì tính hiếu kỳ, người Huế cũng đua nhau đi ăn thử cho
biết món ngon vật lạ của đất ngàn năm văn vật, nhưng không lâu tiệm đóng
cửa và chủ nhân cũng xuôi Nam tìm đường mưu sinh thoát hiểm khác. Có
lẽ một phần vì tay nghề của chủ nhân kiêm đầu bếp chưa cao, hoặc đụng
phải tính bảo thủ của người Huế, nên món phở Bắc chưa vượt qua được
món bún bò giò heo mà người Huế hằng ưa thích.
Món phở Bắc sau khi du nhập vào thực đơn của người Huế, đã được
người Huế pha trộn, biến chế thành một thứ phở lai căng là Phở Huế, Phở
Tàu, chứ không thuần túy là Phở Bắc nữa. Nhất là các xe phở rong, bán
về đêm trên khắp các nẻo đường thành phố Huế... Phở ông Trọc, khác mùi
vị phở ông Bếp Phi, phở ông Bếp Phi khác phở anh Biên dù cho cả hai
đều là đầu bếp cũ của Tiệm Ăn Lạc Thành. Đúng là tự biên, tự diễn.Tuy
thua keo đầu ở Huế nhưng về sau cuộc chiến giành ngôi vị minh chủ trong
làng ăn uống giữa các đấu thủ Phở Bắc, Bún Bò Huế, Mỳ Quảng, Hủ Tiếu
Mỹ Tho, e phần thắng lợi nghiêng hẳn về phía Phở Bắc.Ngày nay ở khắp
Giả từ Denver