Page 217 - DanSan68
P. 217
Muõ Ñoû 68 217
là Như Ý ở đầu cầu Trường Tiền, bên cạnh Ty Thông Tin Huế với ông chủ
tiệm có bộ râu cá chốt rất chi là ngộ nghĩnh.Khách có thể ăn điểm tâm đơn
sơ với Pâté chaud, thịt nguội xúc xích (saucisson), trứng chiên (oeufs sur
plat) hay chả trứng (omlette) hoặc bánh mì nướng phết bơ đường (beurre
Bretel) vàng óng thơm phức và uống cà phê Pháp pha rượu Rhum Saint
James đậm đà, nồng nàn.Trưa chiều, dùng cơm phần (repas) theo thực đơn
thay đổi hàng ngày. Hay muốn sang hơn thì đặt trước những món như Heo
Sữa (Cochon de Lait), Thỏ nấu rượu chát (Civet Lapin) hoặc tôm hùm xốt
trứng gà (Langoustine sauce mayonnaise), v.v... Quý ông uống rượu mạnh
thì có Martell, Courvoisier, Bourbon với Soda Perrier. Quý bà thì Cham-
pagne Monopole, rượu chát đỏ Beaujolais, Mâcon, rượu chát trắng Sau-
terne, rượu khai vị, rượu mùi Dubonnet, Cointreau, Saint Raphael, Anis,
Pernod hoặc uống bia Kronenbourg.
Bên kia cầu Trường Tiền, phía Hữu Ngạn Sông Hương, trong khu Morin
có Khách Sạn Huế (Hotel de Huế), đủ các món ăn chơi kể cả nhảy đầm
(dancing) dành cho người Pháp và các quan chức liên hệ, người Việt Nam
ít ai bén mảng qua đó.Đi ngược đường Lê Lợi về phía cầu Ga có nhà Thủy
Tạ (Cercle Sportif de Huế), có sân đánh quần vợt (tennis), có hồ bơi, có
thuyền chèo (périssoires), dĩ nhiên là có tiệm ăn và quán rượu, nhưng cũng
chỉ dành riêng cho người Pháp, trước năm 1954, người Việt Nam ít ai có
dịp bước vào chốn nầy.Người dân Huế những năm 1940 và 1950 hầu như
chỉ sinh hoạt thực sự bên khu Tả Ngạn Sông Hương và trong Thành Nội.
Khách muốn ăn cơm Tàu có thể chọn lựa một trong hai tiệm. Trước hết
là Tiệm Khê Ký ở chân cầu Gia Hội, gần bùng binh ngã ba đường Bạch
Đằng-Chi Lăng với cầu Gia Hội. Tiệm thứ hai là Tiệm ăn Quốc Tế ở
đường Ngã Giữa (sau này đổi tên là đường Gia Long rồi Phan Bội Châu).
Cả hai tiệm đều nổi tiếng một thời với các món ăn Tàu do các đầu bếp
Chợ Lớn và Hồng Kông đảm trách.Tuy các món ăn không được đa dạng
và phong phú như ngày nay nhưng vào thời chiến tranh đó và lúc thế giới
còn quá bao la chứ không nhỏ hẹp như bây giờ (nhờ khoa học kỹ thuật quá
tiến bộ), mà chúng ta cũng có thể ăn gà Hải Nam, những con ốc (bào ngư)
hay vi cá đuối hay vi cá mập ở Thượng Hải, Phúc Kiến hay có thể thưởng
thức những con đỉa biển gọi là Hải Sâm ở Hải Sâm Uy (?)Có thể nói khách
muốn ăn cơm Tàu giản dị cũng có, muốn sơn hào hải vị chi cũng có cả.
Khách có thể uống bất cứ thứ rượu Tây nào mà khách muốn. Tuy tiệm
không có Bồ Đào Mỹ Tửu như người thời xưa Mao Đài Tửu thời đương
đại, xin khách tạm dùng Mai Quế Lộ hay Ngũ Gia Bì là hồn cũng đủ lâng
lâng bay bổng lên gặp Hằng Nga trên Cung Quế.Tiếc thay không hiểu vì
lý do gì mà hai tiệm ăn Tàu nổi tiếng một thời này lần lượt đóng cửa dẹp
tiệm, nhường sân chơi cho một tiệm ăn Việt có đủ cả 3 thực đơn Việt -Tây-
Giả từ Denver
là Như Ý ở đầu cầu Trường Tiền, bên cạnh Ty Thông Tin Huế với ông chủ
tiệm có bộ râu cá chốt rất chi là ngộ nghĩnh.Khách có thể ăn điểm tâm đơn
sơ với Pâté chaud, thịt nguội xúc xích (saucisson), trứng chiên (oeufs sur
plat) hay chả trứng (omlette) hoặc bánh mì nướng phết bơ đường (beurre
Bretel) vàng óng thơm phức và uống cà phê Pháp pha rượu Rhum Saint
James đậm đà, nồng nàn.Trưa chiều, dùng cơm phần (repas) theo thực đơn
thay đổi hàng ngày. Hay muốn sang hơn thì đặt trước những món như Heo
Sữa (Cochon de Lait), Thỏ nấu rượu chát (Civet Lapin) hoặc tôm hùm xốt
trứng gà (Langoustine sauce mayonnaise), v.v... Quý ông uống rượu mạnh
thì có Martell, Courvoisier, Bourbon với Soda Perrier. Quý bà thì Cham-
pagne Monopole, rượu chát đỏ Beaujolais, Mâcon, rượu chát trắng Sau-
terne, rượu khai vị, rượu mùi Dubonnet, Cointreau, Saint Raphael, Anis,
Pernod hoặc uống bia Kronenbourg.
Bên kia cầu Trường Tiền, phía Hữu Ngạn Sông Hương, trong khu Morin
có Khách Sạn Huế (Hotel de Huế), đủ các món ăn chơi kể cả nhảy đầm
(dancing) dành cho người Pháp và các quan chức liên hệ, người Việt Nam
ít ai bén mảng qua đó.Đi ngược đường Lê Lợi về phía cầu Ga có nhà Thủy
Tạ (Cercle Sportif de Huế), có sân đánh quần vợt (tennis), có hồ bơi, có
thuyền chèo (périssoires), dĩ nhiên là có tiệm ăn và quán rượu, nhưng cũng
chỉ dành riêng cho người Pháp, trước năm 1954, người Việt Nam ít ai có
dịp bước vào chốn nầy.Người dân Huế những năm 1940 và 1950 hầu như
chỉ sinh hoạt thực sự bên khu Tả Ngạn Sông Hương và trong Thành Nội.
Khách muốn ăn cơm Tàu có thể chọn lựa một trong hai tiệm. Trước hết
là Tiệm Khê Ký ở chân cầu Gia Hội, gần bùng binh ngã ba đường Bạch
Đằng-Chi Lăng với cầu Gia Hội. Tiệm thứ hai là Tiệm ăn Quốc Tế ở
đường Ngã Giữa (sau này đổi tên là đường Gia Long rồi Phan Bội Châu).
Cả hai tiệm đều nổi tiếng một thời với các món ăn Tàu do các đầu bếp
Chợ Lớn và Hồng Kông đảm trách.Tuy các món ăn không được đa dạng
và phong phú như ngày nay nhưng vào thời chiến tranh đó và lúc thế giới
còn quá bao la chứ không nhỏ hẹp như bây giờ (nhờ khoa học kỹ thuật quá
tiến bộ), mà chúng ta cũng có thể ăn gà Hải Nam, những con ốc (bào ngư)
hay vi cá đuối hay vi cá mập ở Thượng Hải, Phúc Kiến hay có thể thưởng
thức những con đỉa biển gọi là Hải Sâm ở Hải Sâm Uy (?)Có thể nói khách
muốn ăn cơm Tàu giản dị cũng có, muốn sơn hào hải vị chi cũng có cả.
Khách có thể uống bất cứ thứ rượu Tây nào mà khách muốn. Tuy tiệm
không có Bồ Đào Mỹ Tửu như người thời xưa Mao Đài Tửu thời đương
đại, xin khách tạm dùng Mai Quế Lộ hay Ngũ Gia Bì là hồn cũng đủ lâng
lâng bay bổng lên gặp Hằng Nga trên Cung Quế.Tiếc thay không hiểu vì
lý do gì mà hai tiệm ăn Tàu nổi tiếng một thời này lần lượt đóng cửa dẹp
tiệm, nhường sân chơi cho một tiệm ăn Việt có đủ cả 3 thực đơn Việt -Tây-
Giả từ Denver