Page 219 - MuDo65
P. 219
219
giải thưởng y học quốc tế. Phải mất 9 tháng học dự bị tôi mới thi đậu
vào trường, dù chỉ đứng thứ 26, nhưng cũng vui vì đã đi được bước đầu.
Nhân thành công hơn tôi nhiều. Chỉ mất 6 tháng, Nhân đã đỗ thủ khoa vào
trường Đại học Bách khoa Paris (École polytechnique) Đây là trường đào
tạo kĩ sư danh giá nhất nước Pháp. Đúng ra Nhân phải học đủ một năm dự
bị theo chương trình EV1 dành cho học sinh Pháp và các nước nói tiếng
Pháp. Nhưng chỉ một thời gian ngắn học ở Lycée Louis – Le – Grand, ban
giảng huấn ở đó nhận thấy Nhân quá xuất sắc nên đặc cách cho thi trước
thời hạn. Mục đích phấn đấu của các sinh viên học trưòng này là trở thành
nhân lực cấp cao của nưóc Pháp và thông thường 10 sinh viên đứng đầu sẽ
được lựa chọn trở thành Corps de Mines, được tham gia chương trình đào
tạo nhân lực lãnh đạo tương lai. Đây cũng là trưòng đã tạo ra ba vị tổng
thống của nước Pháp: Valéry Giscard d’Estaing, Sadi Carnot, Albert Leb-
run. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và giáo sư Nguyễn văn Xuân của Việt Nam
cũng tốt nghiệp từ trưòng này. Nhân là ngưòi nước ngoài đầu tiên đỗ thủ
khoa kỳ thi tuyển vào trường, nên trở thành một sự kiện được báo chí Pháp
chú ý. Hình chân dung của Nhân được đăng trên nhiều tờ báo, là niềm tự
hào của giới sinh viên du học và những người Việt Nam đang ở Pháp thời
bấy giờ. Ở Montpellier , trong giới sinh viên cũng bàn tán chuyện này dữ
lắm. Nhưng Nhân không ngừng lại ở đó, trong thời gian theo học, Nhân là
một nhân vật nổi bật toàn diện. Không những học giỏi, Nhân còn là cầu thủ
suất sắc của đội bóng tròn sinh viên Paris, là kỳ thủ không thể qua mặt của
bộ môn cờ, Nhân còn là huấn luyện viên võ thuật của võ đường trong khu
đại học, đồng thời đã mang về cho trường rất nhiều huy chương trong các
cuộc thi đấu. Hình ảnh Nhân liên tục được đăng trên các báo sinh viên và
một số báo thể thao. Đã có lần một câu lạc bộ nhà nghề nổi tiếng của Paris
đề nghị Nhân ký hợp đồng để được đào tạo làm cầu thủ bóng đá chuyên
nghiệp, nhưng Nhân từ chối. Tiếng tăm Nhân vang dội trong cộng đồng
sinh viên của các trường đại học, Nhân đã từng đưọc tiếp đón và nhận
phần thưỏng của tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Georges Pompidou ở
điện Élysées. Nhân được đặt tên là Super Man, cái tên mà hồi ở Việt Nam
mọi người đã đặt cho hắn. Hóa ra siêu nhân thì ở vòm trời nào cũng là siêu
nhân. Còn con chim chưa định được đường bay là tôi vẫn là cậu sinh viên
nhút nhát và không chút tự tin, dù là ở phương trời nào, lúc nào cũng quấn
quanh trong chiếc lồng vô hình chật
chội của mình.
Với những thành tích và tính cách của Nhân, Nhân mau chóng trở thành
lãnh tụ của các phong trào sinh viên, Lúc đầu là anh cả của các môn thể
thao, dần dà, Nhân lại làm luôn lãnh tụ chính trị với nhiều tham vọng. Thời
điểm bấy giờ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đến cao điểm. Mỹ liên tục
ném bom miền Bắc, cuộc chiến đấu ở miền Nam càng ngày càng nhiều
giải thưởng y học quốc tế. Phải mất 9 tháng học dự bị tôi mới thi đậu
vào trường, dù chỉ đứng thứ 26, nhưng cũng vui vì đã đi được bước đầu.
Nhân thành công hơn tôi nhiều. Chỉ mất 6 tháng, Nhân đã đỗ thủ khoa vào
trường Đại học Bách khoa Paris (École polytechnique) Đây là trường đào
tạo kĩ sư danh giá nhất nước Pháp. Đúng ra Nhân phải học đủ một năm dự
bị theo chương trình EV1 dành cho học sinh Pháp và các nước nói tiếng
Pháp. Nhưng chỉ một thời gian ngắn học ở Lycée Louis – Le – Grand, ban
giảng huấn ở đó nhận thấy Nhân quá xuất sắc nên đặc cách cho thi trước
thời hạn. Mục đích phấn đấu của các sinh viên học trưòng này là trở thành
nhân lực cấp cao của nưóc Pháp và thông thường 10 sinh viên đứng đầu sẽ
được lựa chọn trở thành Corps de Mines, được tham gia chương trình đào
tạo nhân lực lãnh đạo tương lai. Đây cũng là trưòng đã tạo ra ba vị tổng
thống của nước Pháp: Valéry Giscard d’Estaing, Sadi Carnot, Albert Leb-
run. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và giáo sư Nguyễn văn Xuân của Việt Nam
cũng tốt nghiệp từ trưòng này. Nhân là ngưòi nước ngoài đầu tiên đỗ thủ
khoa kỳ thi tuyển vào trường, nên trở thành một sự kiện được báo chí Pháp
chú ý. Hình chân dung của Nhân được đăng trên nhiều tờ báo, là niềm tự
hào của giới sinh viên du học và những người Việt Nam đang ở Pháp thời
bấy giờ. Ở Montpellier , trong giới sinh viên cũng bàn tán chuyện này dữ
lắm. Nhưng Nhân không ngừng lại ở đó, trong thời gian theo học, Nhân là
một nhân vật nổi bật toàn diện. Không những học giỏi, Nhân còn là cầu thủ
suất sắc của đội bóng tròn sinh viên Paris, là kỳ thủ không thể qua mặt của
bộ môn cờ, Nhân còn là huấn luyện viên võ thuật của võ đường trong khu
đại học, đồng thời đã mang về cho trường rất nhiều huy chương trong các
cuộc thi đấu. Hình ảnh Nhân liên tục được đăng trên các báo sinh viên và
một số báo thể thao. Đã có lần một câu lạc bộ nhà nghề nổi tiếng của Paris
đề nghị Nhân ký hợp đồng để được đào tạo làm cầu thủ bóng đá chuyên
nghiệp, nhưng Nhân từ chối. Tiếng tăm Nhân vang dội trong cộng đồng
sinh viên của các trường đại học, Nhân đã từng đưọc tiếp đón và nhận
phần thưỏng của tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Georges Pompidou ở
điện Élysées. Nhân được đặt tên là Super Man, cái tên mà hồi ở Việt Nam
mọi người đã đặt cho hắn. Hóa ra siêu nhân thì ở vòm trời nào cũng là siêu
nhân. Còn con chim chưa định được đường bay là tôi vẫn là cậu sinh viên
nhút nhát và không chút tự tin, dù là ở phương trời nào, lúc nào cũng quấn
quanh trong chiếc lồng vô hình chật
chội của mình.
Với những thành tích và tính cách của Nhân, Nhân mau chóng trở thành
lãnh tụ của các phong trào sinh viên, Lúc đầu là anh cả của các môn thể
thao, dần dà, Nhân lại làm luôn lãnh tụ chính trị với nhiều tham vọng. Thời
điểm bấy giờ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã đến cao điểm. Mỹ liên tục
ném bom miền Bắc, cuộc chiến đấu ở miền Nam càng ngày càng nhiều