Page 222 - MuDoso78
P. 222
Mũ Đỏ 78 221
đạn vào người, ngã gục tại chỗ. Kế đó, Thiếu tá Đặng Đình Tựu cũng bị
trúng đạn pháo kích và tử trận. Còn Khiêm thì bị thương nặng ở bụng và
ở chân. Vừa lúc đó, có một chiếc máy bay chở đồ tiếp tế ra và bốc thương
binh về. Khiêm được đưa
lên máy bay và y tá Em băng bó tạm thời.
Lúc bấy giờ, y tá Em cũng bị thương nhẹ ở tay. Nhưng rồi, phi trường bị
pháo kích nặng, máy bay không cất cánh lên được. Ông Em nói với Khiêm
: “Đại úy bị thương nặng, không đi được, phải nằm lại thôi. Còn em, trong
tình hình này phải rời đây ngay.” Khiêm nắm tay người y tá và dặn, “cậu
cố gặp vợ con tôi, kể cho họ biết. Nói là tôi yêu thương vợ con lắm. Thôi
cậu đi. Chúc may mắn” Thế là Khiêm không bao giờ về nữa! Những ngày
cuối tháng 4/75, chiến trường Long Khánh bùng nổ dữ dội, em rất muốn ra
Phan Rang tìm anh Khiêm, nhưng đường xá chưa lưu thông. Đến ngày 4/5,
em ra Phan Rang, đến phi trường thì gặp đám bộ đội còn trẻ canh gác ở đó
cho biết. Đơn vị dọn dẹp phi trường và thu gom xác chết vài tuần trước đã
di chuyển di nơi khác. Còn họ mới đến vài ngày nay nên không biết gì cả.
Hai tháng sau, em trở ra Phan Rang 10 ngày cứ tìm kiếm, hỏi han khắp nơi,
nhưng đành chịu thua. Sau đó, vì cuộc sống, em khai chồng chết và nhờ có
học mấy năm văn khoa, em được họ cho học một lớp sư phạm ngắn hạn,
rồi phân phối về dạy trường Trung học Giồng Ông Tố. Đến năm 1982, em
gặp anh Hứa Duối, nguyên Đại Úy, Đại đội trưởng 204, Quân cảnh Dù.
Anh Duối trong thời gian đi tù cải tạo thì gia đình tan nát. Tụi em đã dắt
dìu nhau vượt biên sang Úc và đã sống với nhau 32 năm, có được 2 đứa
con, đứa nào cũng ngoan và học hành đến nơi, đến chốn. Riêng cháu Sơn,
con anh Khiêm, năm nay đã 42 tuổi rồi và rất thành đạt ở Úc. Quả thật,
anh Khiêm đã phù hộ cho em gặp được người chồng tốt, vừa là đồng đội
cũ của anh. Anh Duối là một người đàn ông hết mực tử tế với gia đình...
Nghe Mai kể, lòng tôi buồn vui lẫn lộn. Cuối cùng, tôi cũng biết rõ tin tức
của Khiêm. Thì ra, gần 40 năm qua, bạn tôi đã nằm lại ở một nơi đèo heo
hút gió vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Một cuộc chiến với hồi
kết thúc thật bẽ bàng...! Bây giờ là tháng bảy âm lịch. Một buổi tối ngồi
trong quán cà-phê với mấy người bạn trẻ. Tôi đem câu chuyện tình bạn
của tôi và Khiêm trong thời chinh chiến với đoạn cuối còn nguyên vẹn
cảm xúc kể cho họ nghe và quyết định vài hôm nữa sẽ ra Núi Ngỗng, Phan
Rang để đốt cho Khiêm và anh em nằm lại ở đó một nén nhang. Nào ngờ
những người bạn trí thức trẻ đó không những hết sức ủng hộ mà còn muốn
theo chân tôi trong chuyến đi này một cách nhiệt tình.
Thế là cùng nhau bàn bạc, chọn ngày 9/8 (13/7âm lịch) khởi hành sằng
xe lửa. Theo đúng kế hoạch, 4 chú cháu chúng tôi, bao gồm 2 kỹ sư điện
là Hồ Cao Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tuệ, cùng với bác sĩ Đoàn Nguyễn
Tháng sáu hai không một tám