Page 219 - MuDoso78
P. 219

Mũ Đỏ 78                      218

        ít khi bước ra khỏi lũy tre làng. Nay vì chiến tranh phải tản cư lên tỉnh,
        nên không biết canh chua nam bộ là thứ gì. Thế là hai đứa ra chợ mua cá
        lóc, me chua và đủ món gia vị, đem về tự nấu. Chẳng hiểu có ngon lành
        gì không mà Khiêm cứ khen lấy, khen để. Chiều hôm đó, tôi và Khiêm về
        Huế. Hai thằng chui xuống một chiếc đò dưới chân cầu Gia Hội, kêu chủ
        đò chèo ra neo giữa lòng sông Hương nằm tâm sự cứ như là nhân tình. Đó
        là lần đầu tiên tôi nghe Khiêm triết lý về cuộc sống. Nó nói: “Chiến tranh
        ngày càng khốc liệt. Cứ đánh hết trận này đến trận khác. Tao nghĩ thế nào
        cũng có ngày ngã gục, không thì cũng tàn phế, bởi đi đêm hoài phải có
        lúc gặp ma. Tao học được ở đời lính hai điều. Thứ nhất là ý nghĩa 4 chữ “
        Cư-An- Tư Nguy” quá tuyệt vời trên phù hiệu của trường Thủ Đức. Nhưng
        từ khi học được câu này thì chưa bao giờ “ Cư An” mà chỉ toàn là “Tư
        Nguy”. Thứ hai là khẩu hiệu “Nhảy Dù – Cố Gắng hết sức khiêm nhường.
        Quả thật, không ngày nào là không cố gắng, cố gắng không ngưng nghỉ
        mà chẳng biết cái gì đang chờ mình ở phía trước! Thôi thì cứ tiếp tục cố
        gắng, cố gắng đến cùng vậy”. Rồi Khiêm nhắc đến Mai, đến cái tương lai
        thật đơn sơ mà hai đứa mơ ước. Tôi nghe mà thương nó lắm, bởi cảm giác
        như bạn mình chẳng khác nào một con ngựa hồng sắp mỏi vó! Sáng sớm
        hôm sau, hai đứa lại chia tay, lại hẹn ngày gặp lại. Khiêm ra Đông Hà với
        đơn vị đang tái phối trí, còn tôi về Quảng Trị.


        Mùa hè đỏ lửa 1972, tôi làm phóng viên chiến trường, hết theo chân các
        đơn vị TQLC, đến Nhảy Dù tiến về Cổ Thành. Một lần biết được Pháo đội
        của Khiêm đang chốt vị trí tại một bãi cát bên phải quốc lộ 1, gần ngã 3
        Hải Lăng, Lúc bấy giờ Khiêm đã lên Đại Úy, giữ chức vụ Pháo đội trưởng
        Pháo đội A, Tiểu đoàn 1 Pháo binh Dù. Chúng tôi ngồi ăn trưa trong tiếng
        nổ ì ầm liên tục, rung chuyển cả mặt đất. Tiếng đạn 130 ly từ trên núi rót
        xuống, tiếng 105 ly của Khiêm bắn đi yểm trợ cho các cánh quân đang
        tiến về Cổ Thành. Ai mà yếu bóng vía và không giỏi chịu đựng, chỉ cần ở
        đây vài phút là đã run như cầy sấy. Vậy mà Khiêm và các chiến binh can
        trường vẫn sống một cách hào hùng hết ngày này, sang tháng khác trong
        hoàn cảnh như thế.

        Khiêm hỏi tôi bà già và các em đang ở đâu? Tôi cho Khiêm biết tất cả đều
        bình an và đang sống ở khu tản cư Non Nước, Đà Nẵng. Quả thật, trong
        chiến tranh, người dân Quảng Trị cũng gian truân chẳng kém gì đời lính.
        Họ liên tục có những cuộc bỏ phiếu bằng chân để lựa chọn. Bất chấp bom
        đạn trên đầu, cứ tìm nơi nào có bóng dáng người lính VNCH mà đến...
        Sau bữa cơm, tôi thấy nét mặt Khiêm đượm buồn, cho dù sạm nắng và dày
        dạn phong sương rất nhiều. Khiêm nói:
        - Báo cho mày biết, tao sắp làm cha. Ngày trước, chẳng ngán gì đường tên,
                        Tháng sáu hai không một tám
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224