Page 218 - MuDoso78
P. 218
Mũ Đỏ 78 217
máy ANPR C25. Chính vì thế mà có nhớ nhau đến mấy, tôi và Khiêm cũng
không thể liên lạc với nhau. Mấy tuần sau, tôi nhận được thư Khiêm, nó
nói, về nằm với Pháo Đội trên đồi Đồng Long, sát nách tỉnh lỵ Bình Long
nên cũng đỡ khổ. Gần cuối thư nó viết: “Tao báo cho mày hai tin vui. Thứ
nhất, tao và Huỳnh Công Ni vừa làm đơn xin thuyên chuyển qua Pháo
Binh Nhảy Dù, đơn đã được chuyển đi. Thứ hai, Mai cũng vừa về Bình
Long trọ học (đệ nhị cấp). Tao định sẽ cưới Mai làm vợ, nhưng không biết
nhà người ta có chịu gả con cho đám lính tráng như tụi mình hay không?”
Tôi đã đọc thư Khiêm nhiều lần đến thuộc lòng.Tháng sau, theo chân một
cuộc hành quân mở đường để đoàn công-voa của đồn điền cao su CEXO
chở gạo lên cho hơn 10 ngàn công nhân cạo mủ. Tôi về Bình Long gặp
Khiêm. Buổi trưa, Khiêm, Mai và tôi rủ nhau vào một quán cơm ở chợ
cũ, đầu con dốc Đại Lộ Hoàng Hôn. Nhìn hai đứa nó khắng khít bên nhau
trông rất rất hạnh phúc và đẹp đôi khiến tôi cũng vui lây niềm vui của bạn.
Ăn cơm xong, chẳng biết đi đâu vì tỉnh lỵ quá nhỏ, quá nghèo. Thế là vào
một quán cà-phê ngồi tâm sự. Mấy tháng sau, thì Khiêm thư cho tôi báo đã
cùng với Ni qua Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù.
Năm 1970, tôi về Chiến Đoàn 3 Xung Kích Lưu Động (B.23 –Mike-Force
ở Long Hải. Chiến đoàn có 3 Tiểu đoàn Biệt Kích Quân Tiếp Ứng, quanh
năm đi hành quân xa. Tôi may mắn gặp Thiếu Tá Ngô Đình Lưu, nhận ra
người miền Trung với nhau nên xếp cho về ban 5, suốt ngày chỉ quanh
quẩn ở hậu cứ. Thời gian này, Ngô Văn Khiêm được Tiểu Đoàn 1/PB Dù
cho đi học một khóa Chiến Tranh Chính Trị kéo dài hơn tháng tại trại Lê
Lợi, trong Biệt Khu Thủ Đô, đường Lê Văn Duyệt. Còn Mai thì theo gia
đình về Sài Gòn ở Thanh Đa và mới bước vào Đại học Văn Khoa. Thế là
cuối tuần nào tôi cũng từ Long Hải vù về Sài Gòn, cặp kè với Khiêm ra
Thanh Đa đón Mai. Có khi vào rạp Rex coi xi-nê, có khi ra Mai Hương
ngồi ăn kem, chứ chẳng biết làm gì hơn ở cái đất Sài Gòn hoa lệ mà chúng
tôi thì tiền lính-tính liền!
Giữa năm 1970, tôi từ giã cuộc đời Biệt Kích, quay về quê nhà ở Quảng
Trị. Cứ tưởng còn lâu mới gặp lại Khiêm. Cuối năm đó tôi nhận được tin
Khiêm lên Bình Long làm đám cưới với Mai, nhưng tôi không về được.
Nào ngờ, đầu năm 1971, Khiêm tham dự hành quân Lam Sơn 719, đánh
sang Hạ Lào. Khi đơn vị của Khiêm triệt thoái về Đông Hà, tôi đã đi tìm
và gặp được cả Khiêm lẫn Ni và thêm một người bạn mới có cái biệt danh
là “Dưỡng Cà Lăm”. Lúc bấy giờ cả ba đã đeo lon Trung Úy. Sau chiến
dịch này, Huỳnh Công Ni xin về Pháo Binh Diện Địa, thuộc Tiểu Khu Lâm
Đồng. Tôi đưa Khiêm về nhà. Mẹ tôi hỏi nó muốn ăn gì? Nó nói thèm
canh chua miền Nam lắm. Mẹ tôi, một bà Mẹ quê miền Trung chơn chất,
Tháng sáu hai không một tám