Page 215 - MuDoso78
P. 215

Mũ Đỏ 78                      214

        A,Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Dù, và nhiều anh em vô danh khác. Cà Tèm,
        một chiến sĩ mũ đỏ trong nhóm đi tìm xác cho biết, tất cả chỉ còn là những
        nắm xương tàn nằm chung với nhau một huyệt, nên đã giữ nguyên trạng
        nấm mồ tập thể và chỉ xây một cái miếu nhỏ để thờ. Ngay sau đó, tôi được
        đọc thêm một bài viết của Thiếu Tá Nhảy dù Trương Dưỡng, mới hiểu rõ
        bạn mình và đồng đội đã chiến đấu hào hùng và hy sinh bi tráng như thế
        nào. Dĩ nhiên, tôi đã khóc, khóc một cách tự nhiên cho dù “tuổi già hạt lệ
        như sương!” Sau bao nhiêu năm tìm nhau, giờ thì mới hay bạn mình đã
        vĩnh viễn nằm xuống và ở lại với mảnh đất Phan Rang trong những ngày
        cuối cùng của cuộc chiến.

        Năm 1965, giã từ mái trường Thiếu Sinh Quân thân yêu, tôi thực sự bước
        vào cuộc chiến. Đơn vị đầu tiên trong đời chiến binh của tôi là trại LLĐB
        Lộc Ninh, nằm cuối phi đạo dã chiến, đủ cho các loại máy bay C.123,
        C119 và Caribu lên, xuống. Tất cả đều nằm lọt thỏm giữa những cánh
        rừng bạt ngàn, xanh um trên nền đất bazan đỏ hơn màu máu. Cũng giống
        như hầu hết các trại LLĐB khác vào thời đó, toàn nằm dọc theo biên giới,
        hiếm có trại nào tọa lạc gần khu dân cư nên buồn lắm. Ấy vậy mà chỉ chưa
        đầy 3 tháng, tôi lại được lệnh lên trực thăng về tăng cường cho trại Chí
        Linh (Sông Bé) giữa lòng chiến khu Đ, cách Đồng Xoài chỉ hơn 10 cây
        số đường chim bay. Chưa hết, ở Sông Bé được mấy tháng, tôi lại vác ba
        lô lên thẳng Phước Long (BCH B.14 LLĐB), trình diện Đại Úy Lưu Yểm
        (Về sau ông làm tỉnh trưởng Phước Long, rồi Biên Hòa) và được điều phối
        về trại Bù Đốp. Đến khi, thành lập trại Tống Lê Chân (B.16 LLĐB), tôi lại
        theo chân mấy đại đội Biệt Kích Quân tăng cường qua đó một thời gian để
        làm hàng rào phòng thủ, bảo vệ cho công binh Mỹ san ủi mặt bằng, xây
        cất công sự...Cứ thế, quanh quẩn mãi với mấy cái trại biên phòng, thuộc
        B.14, B15, B16 cũng mất hết mấy năm. Sau Mậu Thân, tôi lại được quay
        trở về lại Lộc Ninh


        Lúc bấy giờ, trại LLĐB Lộc Ninh đã dời lên ở giữa sân bay, cách chi khu
        Lộc Ninh 1 km, khu trại cũ dưới thung lũng được làm khu gia binh do một
        trung đội BKQ canh gác, bảo vệ. Quân số trong trại bao gồm một toán A
        LLĐB Hoa Kỳ (12 người), một toán A LLĐB VN (12 người) 2 Trung đội
        Trinh Sát, 4 Đại Đội BKQ (1 Đại đội toàn người Miên và 3 Đại đội có dàn
        chỉ huy là người Kinh, còn từ cấp Trung đội trưởng trở xuống, hầu hết là
        người dân tộc Stieng). Tổng cộng tất cả hơn 400 tay súng, nhưng một nửa
        quân số luôn hoạt động bên ngoài, có khi cách xa trại vài chục cây số là
        thường. Mọi sinh hoạt trong trại đều diễn ra dưới những căn hầm bán lộ
        thiên với 2/3 nằm dưới mặt đất và những giao thông hào kiên cố. Giữa
        năm 1968 trại bị Công trường 7 và 2 trung đoàn Q.762 Q.763 VC tấn công.
                        Tháng sáu hai không một tám
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220