Page 216 - MuDoso78
P. 216
Mũ Đỏ 78 215
Trận đánh khốc liệt này được đài phát thanh Quân Đội và các báo tại Sài
Gòn hồi đó gọi là trận Dạ Chiến Lộc Ninh.
Vài tuần lễ sau khi trận chiến đi qua, có mấy xe Công Binh vào trại ủi đất
để làm vị trí cho Pháo Binh. Chúng tôi được thông báo là trại sẽ được tăng
cường 2 khẩu 105 ly. Chỉ một ngày sau khi vị trí hoàn chỉnh, thì một trung
đội Pháo Binh thuộc Tiểu Đoàn 52/PB, Sư Đoàn 5, kéo súng vào trại. Chỉ
huy Trung đội này là Trung Úy Nguyễn Trí Thức với 2 sĩ quan Tiền Sát
Viên còn rất trẻ: Chuẩn Úy Ngô Văn Khiêm và Chuẩn Úy Huỳnh Công Ni.
Khỏi phải nói, có thêm một trung đội người Kinh trong trại, chúng tôi vui
biết chừng nào... Ngay buổi chiều hôm đó, tôi đã sang vị trí của họ để làm
quen. Ngô Văn Khiêm quê ở Chợ Gạo, Mỹ Tho. Tánh tình hồn hậu, hay
nói chuyện tiếu lâm và rất chân tình nên dễ gần gũi. Còn Huỳnh Công Ni
gốc gác Đà Lạt, hiền lành nhưng có cung cách một công tử, con nhà giàu.
Kể từ đó, tôi với Khiêm trở thành đôi bạn thân. Tối nào tôi cũng qua vị trí
của Khiêm ngồi tán gẫu đủ thứ chuyện trên đời. Có hôm nhậu lai rai, có
hôm pha cà-phê ngồi uống cho tới khuya. Không ít lần, đang ngồi với nhau
thì bị pháo kích. Tôi lao xuống giao thông hào chạy vội về vị trí. Chưa đến
nơi đã nghe tiếng 105 ly phản pháo, át cả tiếng đạn súng cối nổ trên phòng
tuyến. Những lần như thế, mới mờ sáng Khiêm đã chạy qua đánh thức tôi
dậy, vừa nói, vừa cười: “Tao sang coi mày còn sống hay đã chết.”
Ở Lộc Ninh, trời đã buồn lại càng buồn hơn nữa vào những ngày mưa.
Mưa làm cho mặt đất đỏ lầy lội, dính chặt như keo, nên chỉ còn ngồi trong
hầm nhìn ra khoảng không gian chật chội, nặng chĩu màu mây xám xịt.
Lúc bấy giờ, Huỳnh Công Ni đã có vợ, nên thường đem hình ra khoe với
chúng tôi. Con gái Đà Lạt lúc nào cũng chưng diện thật đẹp. Còn tôi và
Khiêm thì chưa đứa nào có được mối tình đầu. Khiêm kể:
-Hồi còn đi học ở Mỹ Tho, tao cũng phải lòng vài con bạn cùng lớp.
Nhưng nhát quá, mới đứng gần đã run nên không dám tỏ tình, đành để mấy
em ôm cặp theo mấy thằng bạo miệng, bạo mồm. Xong tú tài, thì xếp bút
nghiên vào Thủ Đức, ra trường, đi làm pháo thủ toàn ở những nơi khỉ ho,
cò gáy, thế là dang dở đời trai.
Thứ bảy, chúa nhật, hôm nào không hành quân, tôi và Khiêm cũng rủ nhau
ra phố chợ Lộc Ninh vào quán A-Lìn, bên bờ suối, ngồi uống cà-phê. Đó
là một phố chợ không đèn, hiu hắt với vài hàng quán lèo tèo và một bến xe
bụi bặm, loe hoe vài chiếc xe đò cũ kỹ chạy đường Lộc Ninh-Bình Long.
Dãy phố bên hông bến xe là tiệm thuốc tây Mặc Khải (thân phụ của nhà
văn nữ Thụy Vũ) Nhưng ở đây vào ngày cuối tuần cũng rộn ràng bước
chân của những cô thiếu nữ ở các làng cao su thuộc đồn điền Cexo của
Tháng sáu hai không một tám