Page 270 - MUDO 77
P. 270
Mũ Đỏ 77 266
“Nếu chúng tôi phải chết, chúng tôi đành phải chết,” một phụ nữ trẻ lên
tiếng khi cảnh sát bỏ rời họ. “Vẫn còn khá hơn là sống dưới chủ nghĩa
cộng sản. Nếu chúng tôi trở về lại Việt Nam, chúng tôi sẽ bị giết chết hết.”
Nửa tiếng đồng hồ sau, cảnh sát quay trở lại với lịnh từ Bang Cốc, bắt tôi
rời khỏi ghe cho sự an toàn của chính cá nhân tôi.
Rồi thì chiếc ghe chạy đi, chỉ sơ sài có một ít nước và xăng dầu chứa trong
mấy can rỉ sét. Chiếc áo sơ mi trắng cột dính vào mũi tàu bằng hai tay áo,
như lá cờ hưu chiến.
Tôi đi trên chiếc tàu của Giang Cảnh Thái trong nhiều giờ đồng hồ. Chúng
tôi quay trở lại khu vực ấy, nơi chúng tôi đã nhìn thấy chiếc ghe lần cuối.
Chúng tôi nghe vài tiếng động, giống như tiếng súng bắn, nhưng chả có
một dấu vết nào của thuyền nhân hay chiếc ghe tị nạn.
The Boat of No Smiles/by Eddie Adams of AP/Nov 30, 1977
Buổi trưa ấy, lúc bách bộ qua công viên Amerisan, tôi gặp Huỳnh Thị
Hương cùng chồng và hai con đang ngồi trên băng ghế. Tôi đã gặp Hương
ba năm trước, sau khi cô và gia đình sống trong công viên được hai tháng.
Họ chia sẽ hai chục ngàn đồng hay hai đô la. Hai đứa bé trai và bé gái có
nhiều vết lở loét trên người. Chúng nhìn đói khát và hoảng sợ. Tôi viết
một lá thơ giới thiệu đến Amerisan Transit Center, và nhét một ít tiền vào
tay cô ta.
Hương là phụ nữ đẹp với cặp mắt to nâu. Mái tóc hơi đỏ cột đuôi ngựa.
Gò má cao, miệng rộng đẹp, và hàm răng trắng mà người ta ít trông thấy
vì cô ít khi cười. Với chứng thực bằng tấm hình một chàng lính Mỹ đứng
ngay bên lều ra-đa trong cuộc chiến, đứa con trai của Hương là hình ảnh
nhỏ của ông nội đứa bé.
Hương nghĩ cô sanh vào năm Ngọ, nhằm năm 1966. Cô sống trong một
viện mồ côi cho tới cuối cuộc chiến. Một ngày nọ, nhân viên biến mất hết.
Rồi thì, quân lính từ phương Bắc ào đến. Họ mở rộng cổng và tất cả các
trẻ nhỏ bước ra ngoài. Cô vừa lên chín tuổi.
Những người buôn bán trong chợ đọc trên báo về chương trình ODB (Or-
derly Departure Program) bảo họ làm đơn. Đầu năm 1991, Hương và gia
đình đáp xe lửa vào Sài Gòn, nơi ông Khê báo cho biết hồ sơ của họ không
theo thứ tự [thời gian]. Họ sẽ phải trở về lại nhà. Vì không có đủ tiền cho
chuyến đi, nửa đoạn đường xuyên Việt, Hương và hai đứa nhỏ ở lại công
viên Amerisan, trong khi chồng cô nhảy xe lửa trở về Huế. “Đám Mỹ lai
trong công viên giúp đỡ, trông coi con tôi,” cô nói. “Nhưng lúc mà ông gặp
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược