Page 264 - MUDO 77
P. 264

Mũ Đỏ 77                       260

        kia. Cường cầu nguyện với Thượng Đế, mong Người ban phép màu, “xin
        ban phép lành, ngưng ngay cái sự việc kinh hoàng; đã quá đủ, thưa Ngài,”
        rồi nắm chặt đứa bé, tự nhiên lại lặng im, như thể đứa bé con sẽ tự nhảy
        xuống biển.

        Lần đầu tiên Cường khóc kể từ lần cuối của vài tháng sau khi còn là đứa
        bé ở nhờ tại Sài Gòn khi xưa, nhớ lại ông đã khóc lần cuối, sau khi đặt các
        con số ngay chân ông, và người đàn ông ngồi kế Cường đang an ủi, giống
        như người mẹ hay người vợ cho đến khi đứa bé khóc, đột nhiên cảm thấy
        xấu hổ.

        Lần Cường muốn khóc tiếp xảy ra rất sớm, ngay những giờ đầu của buổi
        sớm ngày hôm sau, lúc mà, cuối cùng rồi họ cũng đến được Cam Ranh.
        Nơi đấy, ngay bến cảng bằng xi măng và thép mà người Mỹ đã bỏ đi, là
        nơi có hàng ngàn thân xác của trẻ em, mất mạng, chất đống như  than củi.
        Một ngàn? Nhiều năm sau, Cường sẽ nói “cả nhiều ngàn”, bằng tiếng Anh.
        Có thể, theo sự thật, chỉ có 175, hay 275. Nhưng bến tàu quá dài, và dĩ
        nhiên là trẻ em được chất đống như cá, hay như than đốt, và Cường lại đặt
        chữ “s” trên chữ “một ngàn”, và tuy là 175 hay 2,175 thân xác của trẻ em
        trên bến tàu xi măng rộng lớn của Vịnh Cam Ranh vào buổi sáng ngày 3
        tháng 4 năm 1975, vẫn là quá nhiều. Có thể chỉ là 175 (nhưng, tại sao lúc
        ấy các trẻ em lại bị chất đống như vậy, cả hàng dài, nhiều hàng như vậy,
        tất cả chất đống lên).


        Các em đã mất mạng, trôi nổi về hướng Nam. Đã không có đủ nước uống.
        Có một số là trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh có thể được cho bú sữa mẹ. Tuổi của
        các em khoảng từ ba đến mười một, mười hai. Nếu có những lão ông và
        lão bà mất mạng trong cuộc di tản nầy, và phải chắc chắn là vậy, thân xác
        họ được mang đi nơi khác. Ngay bến cảng này, nay, trở thành nơi chất xác
        trẻ em.



        “Vào sáng ngày 30 tháng Tư, tất cả các phi công nói với nhau về tin họ
        nghe được từ làn sóng khẩn cấp, là Hạm Đội Hoa Kỳ báo tất cả các phi
        công mang phi cơ ra tàu chiến, không để phi cơ bị lọt vào tay bọn cộng
        sản. Sau khi nhận được tin, nhiều phi công lái trực thăng chứa đầy người
        bay ra hạm đội.


        Tôi phân vân, không biết có nên ra đi hay không, nên đã không chạy ra
        trực thăng. Tôi biết những người lính dưới miền Tây vẫn còn chiến đấu
        và nghĩ sẽ chạy xuống dưới ấy để cùng đánh nhau với họ. Vài giờ sau, tôi
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269