Page 261 - MUDO 77
P. 261
Mũ Đỏ 77 257
giữ được một lời. Có lẽ, tôi đang hy vọng, lần nầy, họ không nói láo với
tôi.” Bernhard Diehl
We Came to Help/Monika Schwinn and Bernhard Diehl/1973/Translate
from German by Jan van Heurck, 1976
“Phần kết luận sau khi đã quan sát ở Hà Nôi là tôi gặp phải sự tiếp đãi của
một chế độ độc đoán. Tôi cũng biết rằng họ thật quá là nghèo. Mặt này,
tôi có thể thấy phần nào là do bởi chiến tranh; mặt khác, một trong những
điều làm cho tôi phải chú ý là họ đã theo đuổi cuộc chiến mà không thèm
đếm xỉa gì đến việc phát triển cho chính đất nước họ. Những kẻ lãnh đạo
Bắc Việt đã không quan tâm đến sự phát triển kinh tế, hay lo phúc lợi cho
dân chúng; họ chỉ chú ý đến mục đích duy nhứt cho “chủ nghĩa dân tộc” là
giành cho được hoàn toàn quyền lực.
Trong chuyến du hành, chúng tôi là những người đầu tiên [ngoại trừ Kiss-
inger] nói chuyện với Lê Đức Thọ, người mà sau đó sẽ đàm phán bí mật
với Kissinger. Chúng tôi gặp Phạm Văn Đồng và một số nhà lãnh đạo miền
Bắc. Tôi thấy được họ cứng rắn và lanh lợi, và họ không quan tâm đến dân
chúng. Tôi có cảm giác là họ chỉ chú ý đến việc hoàn thành mục tiêu của
họ, đó là chiến thắng ở miền Nam và thống nhất đất nước. Họ kiên quyết
trả bất cứ giá nào để hoàn tất việc đó.
Tôi cho anh biết việc gì làm cho tôi phản đối: Vấn đề POW [tù binh chiến
tranh] đang trở thành một vấn đề lớn ngay lúc ấy. Và họ đã không giải
thích về tù binh Hoa Kỳ - không tên tuổi hay bất cứ gì khác. Vậy là không
ai biết được chút gì về tù binh, và chúng ta đã có nhiều sự bối rối tại quê
hương về việc tìm kiếm tù binh; Và tôi dùng cơ hội, đưa ra vài câu hỏi với
họ về tù binh. Tôi không muốn đi gặp tù binh, nhưng tôi có nói là người
Hoa Kỳ rất quan tâm, cần có một danh sách tù binh. Và nếu họ cung cấp
danh sách, họ có thể sẽ được ủng hộ tại Hoa Kỳ, tôi nói, từ lâu họ đã bị
nhìn là những người không khoan nhượng về vấn đề đó.
Tôi nhận được nhiều cái nhìn trống vắng. Họ hỏi tại sao người Hoa Kỳ
lại lo lắng về việc ấy. Tôi mang vấn đề ra với một số viên chức ngoại giao
Đông Âu – Đông Đức và Hung Gia Lợi; Và chúng tôi cũng có nhiều buổi
họp với viên đại sứ Nga Sô về vấn đề ấy. Tôi nhớ là một người Hung nói
với chúng tôi, “Anh biết, Bắc Việt không hiểu tại sao người Hoa Kỳ lo
lắng về tù binh của họ. Nhìn chung quanh xem. Anh có trông thấy thương
binh ở đây không?” Và điều đó làm cho tôi hiểu – anh không nhìn thấy
thương binh, người cụt chân, tay tại Hà Nội. Anh ta nói, “Không có một ai
cả.” Tôi hỏi, “Tại sao lại không?” Và anh trả lời, “Đấy là câu trả lời đơn
giản khi anh nghĩ về việc ấy. Con đường mòn Hồ Chí Minh là con đường
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược