Page 124 - MUDO 77
P. 124

Mũ Đỏ 77                       120

        thường.

        Qua tin tức của các” phóng viên chiến trường” trong nước cũng như ngoại
        quốc, mà đa số ngồi nhâm nhi cà phê ở Givral, La pagoda, hay nếu gan dạ
        lắm cũng chỉ quanh quẩn ở Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân đoàn I, Đông
        Hà, Khe Sanh, thêu dệt lên những bản tin thật giật gân, bi thảm hóa một
        trận thua vốn là lẽ thường của chiến tranh để cho rằng, quân ta thất thủ đồi
        31 tức là toàn bộ Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã bị tiêu diệt. Thông tin kiểu đó, đã
        vô tình ám ảnh những đơn vị chưa được tung vào mặt trận, mà hiệu quả
        tâm lý chi phối phần lớn khả năng chiến đấu.

        Họ không hề biết rằng, ngay sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 chính
        thức chấm dứt vào đầu tháng 4, 1971, từ Huế, khi màn diễn binh tại Phú
        Vân Lâu kết thúc, thay vì được không vận về Sài gòn để dưỡng quân như
        thường lệ, thì sân bay mà LĐ2ND đáp xuống lại là phi trường Cù Hanh,
        Pleiku đất đỏ. Tin hành quân bí mật cho đến nổi quá nhiều binh sĩ ND tức
        giận và đạp nát bao nhiêu nón lá bài thơ mua sẳn cho người nhà tại hậu cứ
        Saigon. Lữ Đoàn 2 ND dưới quyền chỉ huy của Đ.tá Trần Quốc Lịch,gồm
        có các TĐ5ND, TĐ6ND, TĐ11ND, TĐ2PBND cùng các đơn vị yểm trợ
        như Quân Y, Công Binh, Trinh Sát…, đã lao ngay vào một mặt trận căng
        thẳng khác: Giải tỏa căn cứ hỏa lực 6 ở Dakto, Tân Cảnh do một đơn vị
        thuộc Sư đoàn 22 Bộ Binh trú đóng, đang bị Sư đoàn 320 Cộng quân vây
        hãm từ nhiều tuần qua. LĐ2ND đã đánh tan 2 trung đoàn 66 và 28 cùng
        với 1 tiểu doàn phòng không của Bắc Việt khiến địch phải rút khỏi chiến
        trường.

        Sau chừng 3-4 tháng nằm tù ở Ngả Tư Sở, toán tù binh của Khánh được
        đưa đến một nhà tù khác có tên Bất Bạc, nằm sâu trong rừng núi của Sơn
        Tây. Tại đây, có sẳn nhiều tù binh khác của VNCH, thuộc mọi binh chủng
        bị bắt từ nhiều mặt trận khác nhau ở Miền Nam. Từ đây trở đi, Khánh
        cùng các bạn tù binh khác bắt đầu một cuộc sống thực tế đầy trắc trở, cùng
        cực,với lao động khổ sai, tuyên truyền, thù hằn của bọn cai tù được dạy sẳn
        sàngbắt lổi, nhục mạ, la lối chưởi bới, đánh đập, giam đói, chà đạp danh dự
        và phẩm giá của người tù binh. Chúng càng ra tay tuyên truyền, đối xữ tàn
        tệ bao nhiêu thì Khánh và các bạn tù lại càng cương quyết, bền bỉ và quyết
        chí phải sống để còn là nhân chứng cho chính sách đối xữtàn nhẫn của CS
        đi ngược lại quy ước tù binh Genève bấy nhiêu. Sở dĩ những tù binh trong
        trại vẫn hiên ngang kiên cường vì ai cũng biết sau lưng mình còn có cả một
        nước VNCH của mình, bao nhiêu anh em trong binh chủng đang chờ đón
        mình về, rằng mình không bị bỏ quên. Vì vậy họ không bao giờ có cảm
        tưởng họ bị bỏ rơi, nghiệm thấy bị bắt tù binh chỉ qua là một biến cố kém
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129