Page 158 - DanSan68
P. 158
158 Muõ Ñoû 68
chú đâu nhá.
Câu nói hơi dài của thằng bé làm tôi bật cười, trở về thực tại. Tôi cười bởi
nghe thằng bé rất nhà quê này xài hai tiếng kỷ niệm, và nói năng ra điều
nghĩa hiệp.
Mà có thể là nó nghĩa hiệp thiệt. Ngày xưa khi còn trong lính, sau mỗi
lần hành quân về phố, tôi cũng từng quen, và đỡ đầu cho những em bé
đánh giày. Tụi nó nghèo, ít học, nhưng biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau,
và chí nghĩa chí tình. Sau ngày ở tù về, trong lúc làm lơ xe, bất ngờ tôi gặp
lại hai đứa đang làm bốc vác ở bến xe Tuy Hòa. Bây giờ là hai cậu thanh
niên khỏe mạnh. Có điều sống dưới chánh quyền mới, “nhân dân làm chủ
tập thể” nhưng hai thằng không có một mảnh đất cắm dùi, ngày làm ở bến
xe, tối ngủ ở chợ. Nghề đánh giày cũng không còn. Không phải vì những
thằng bé đánh giày giàu lên sau cuộc đổi đời, mà vì chẳng còn ai mang
giày nữa để mà đánh. Vậy mà gặp lại tôi, hai đứa nhận ra, mừng rỡ như gặp
lại người thân, vẫn một tiếng “anh Ba”, hai tiếng “anh Ba” như hơn mười
năm truớc. Tôi tìm mọi cách từ chối, nhưng hai đứa bảo tôi nhất định phải
nhậu với tụi nó một chầu, mừng cho cuộc trùng phùng này mới trọn nghĩa
anh em. Khi chia tay, còn nhét vào túi tôi một mớ tiền nhăn nheo, bảo là
gởi quà cho các cháu. Tôi thực sự cảm động trước lòng thủy chung cùa tụi
nó, trong lúc có bao nhiêu thằng vốn học thức đầy mình, nhưng mới một
sớm một chiều đã trở mặt phản thầy phản bạn chạy theo nịnh bợ những
thằng “cách mạng 30”, mà mới hôm qua hôm kia còn khinh rẻ là đám lưu
manh, xích lô xe kéo!
Anh tiếp thị của nhà hàng mang thức ăn đến và đuổi ba thằng bé ra khỏi
quán. Tôi vui vẻ nói với anh là tôi mời ba cậu bé, rồi quay sang bảo ba đứa
kéo ghế ra ngồi và gọi bất cứ thức ăn nào các cháu thích. Tất cả tròn mắt
ngạc nhiên rón rén kéo ghế ngồi và mỗi đứa chỉ kêu một đĩa cơm chiên
Dương Châu.
Điều đặc biệt làm tôi lưu tâm tới thằng bé nhỏ nhất bọn này, bởi quê nó ở
thôn Thượng Sơn. Một làng quê xa nhất của cái huyện Nghĩa Lộ đèo heo
hút gió. Vậy mà có lần tôi đã đến đó và ở lại đó gần cả một tuần. Môt tuần
duy nhất được no, được vui và hạnh phúc trong tám năm tù tội.
Khi mới ra Bắc, tôi được “biên chế” về trại 3 Hang Dơi. Sau ba năm được
chuyển về trại 6 Nghĩa Lộ, nằm cách trại 5 của mấy ông tướng mấy cái ao
nuôi cá trám cỏ.
Sau một trận kiết lỵ, tôi chỉ còn da bọc lấy xương, đứng không vững thì
còn sức ở đâu để mà biến “sỏi đá thành cơm”, nên được điều từ đội trồng
trà sang đội “tăng gia”, tức là trồng rau, mà nhiều nhất là rau muống. Vào
mùa đông, vùng Hoàng Liên Sơn khá lạnh, nên các loại rau không mọc ra
được, đám chúng tôi phần đông chuyển qua trồng sắn, phát rừng, còn lại
luân phiên nhau mấy toán, vào vùng núi mua thực phẩm, chủ yếu là cho
Giả từ Denver
chú đâu nhá.
Câu nói hơi dài của thằng bé làm tôi bật cười, trở về thực tại. Tôi cười bởi
nghe thằng bé rất nhà quê này xài hai tiếng kỷ niệm, và nói năng ra điều
nghĩa hiệp.
Mà có thể là nó nghĩa hiệp thiệt. Ngày xưa khi còn trong lính, sau mỗi
lần hành quân về phố, tôi cũng từng quen, và đỡ đầu cho những em bé
đánh giày. Tụi nó nghèo, ít học, nhưng biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau,
và chí nghĩa chí tình. Sau ngày ở tù về, trong lúc làm lơ xe, bất ngờ tôi gặp
lại hai đứa đang làm bốc vác ở bến xe Tuy Hòa. Bây giờ là hai cậu thanh
niên khỏe mạnh. Có điều sống dưới chánh quyền mới, “nhân dân làm chủ
tập thể” nhưng hai thằng không có một mảnh đất cắm dùi, ngày làm ở bến
xe, tối ngủ ở chợ. Nghề đánh giày cũng không còn. Không phải vì những
thằng bé đánh giày giàu lên sau cuộc đổi đời, mà vì chẳng còn ai mang
giày nữa để mà đánh. Vậy mà gặp lại tôi, hai đứa nhận ra, mừng rỡ như gặp
lại người thân, vẫn một tiếng “anh Ba”, hai tiếng “anh Ba” như hơn mười
năm truớc. Tôi tìm mọi cách từ chối, nhưng hai đứa bảo tôi nhất định phải
nhậu với tụi nó một chầu, mừng cho cuộc trùng phùng này mới trọn nghĩa
anh em. Khi chia tay, còn nhét vào túi tôi một mớ tiền nhăn nheo, bảo là
gởi quà cho các cháu. Tôi thực sự cảm động trước lòng thủy chung cùa tụi
nó, trong lúc có bao nhiêu thằng vốn học thức đầy mình, nhưng mới một
sớm một chiều đã trở mặt phản thầy phản bạn chạy theo nịnh bợ những
thằng “cách mạng 30”, mà mới hôm qua hôm kia còn khinh rẻ là đám lưu
manh, xích lô xe kéo!
Anh tiếp thị của nhà hàng mang thức ăn đến và đuổi ba thằng bé ra khỏi
quán. Tôi vui vẻ nói với anh là tôi mời ba cậu bé, rồi quay sang bảo ba đứa
kéo ghế ra ngồi và gọi bất cứ thức ăn nào các cháu thích. Tất cả tròn mắt
ngạc nhiên rón rén kéo ghế ngồi và mỗi đứa chỉ kêu một đĩa cơm chiên
Dương Châu.
Điều đặc biệt làm tôi lưu tâm tới thằng bé nhỏ nhất bọn này, bởi quê nó ở
thôn Thượng Sơn. Một làng quê xa nhất của cái huyện Nghĩa Lộ đèo heo
hút gió. Vậy mà có lần tôi đã đến đó và ở lại đó gần cả một tuần. Môt tuần
duy nhất được no, được vui và hạnh phúc trong tám năm tù tội.
Khi mới ra Bắc, tôi được “biên chế” về trại 3 Hang Dơi. Sau ba năm được
chuyển về trại 6 Nghĩa Lộ, nằm cách trại 5 của mấy ông tướng mấy cái ao
nuôi cá trám cỏ.
Sau một trận kiết lỵ, tôi chỉ còn da bọc lấy xương, đứng không vững thì
còn sức ở đâu để mà biến “sỏi đá thành cơm”, nên được điều từ đội trồng
trà sang đội “tăng gia”, tức là trồng rau, mà nhiều nhất là rau muống. Vào
mùa đông, vùng Hoàng Liên Sơn khá lạnh, nên các loại rau không mọc ra
được, đám chúng tôi phần đông chuyển qua trồng sắn, phát rừng, còn lại
luân phiên nhau mấy toán, vào vùng núi mua thực phẩm, chủ yếu là cho
Giả từ Denver