Page 162 - DanSan68
P. 162
162 Muõ Ñoû 68
nghĩa trang đó bây giờ nằm trong qui họach thành phố, tấc đất tấc vàng,
không dễ gì mua được.
Nghe thằng bé kể, nhìn nhà thờ Đức Bà trước mặt và nhớ tới bà, tôi lại
thầm nghĩ là Thượng Đế đã không có mặt trên đất nước tôi. Thực ra điều
này tôi cũng đã từng nói với mấy thằng bạn tù, sau tháng 4/75. Bởi nếu có
Thượng Đế, sao ngài lại bắt dân chúng miền Nam, những người hữu thần,
đã bao nhiêu đời hằng tin và thờ phụng ngài, lại phải vác cây thánh giá
nặng nề, để tan tác điêu linh như thế. Lòng tôi thấy xốn xang và tôi nghiệp
cho bà. Tôi thầm trách mình cũng chỉ là kẻ vong ơn, đã quên mất lòng tốt
của bà trong những ngày mình vô cùng khốn khó. Mà lẽ đời là thế. Khi đã
sang sông còn có mấy ai nghĩ tới con đò.
Thằng bé lại nhắc tôi về chuyện đánh giày, đền ơn đáp nghĩa. Tôi đưa
chân ra, cả đám cười ồ, tôi đang mang dép. Thằng bé lấy một tập báo đủ
loại trên tay thằng bạn, để trước mặt tôi:
- Vậy thì chúng cháu biếu chú mấy tờ báo, về khách sạn chú đọc cho vui.
Toàn chuyện mấy ông lớn tham nhũng ăn chơi tiền tỉ đấy!
Tôi cám ơn và hỏi mua một xấp vé số. Trả tiền xong tôi chia đều cho ba
đứa, coi như món quà may mắn, rồi hẹn ngày mai đến gặp tôi ở khách sạn,
tôi sẽ dẫn đi chơi bất cứ nơi nào các cháu thích. Khi chia tay tôi ôm vai
thằng bé đánh giày:
- Ngày mai cháu nhớ đến nhá. Chú rất cần gặp cháu.
Suốt ngày hôm sau, sau khi dắt ba thằng bé vào chợ Bến Thành mua
sắm một số áo quần, cho các cháu một ít tiền, tôi thuê xe chở cả đám đi
Vũng Tàu. Cả ba đứa đều mong ước được đến đây một lần cho biết thành
phố biển nổi tiếng này, và cũng muốn xem “tình hình” để chuyển xuống
đây kiếm sống, bởi nghe nói ở đây có nhiều khách ngoại quốc đến du lịch,
hơn nữa ở Sài gòn càng lúc càng khó khăn, vì số trẻ em (và cả nguời lớn)
từ ngoài Bắc vào kiếm ăn ngày càng đông.Trong lúc ngồi trên bãi sau, tôi
tâm tình thật nhiều với thằng bé đánh giày, kể cho nó nghe chuyện ngày
xưa bọn tôi có lần đến ở nhà bà nội nó một tuần và được bà thương yêu
giúp đỡ. Nó ngồi bên tôi nghe rơm rớm nước mắt, rồi dùng ngón tay viết
tên của bà nội trên cát.
Trên đường về lại Sàigòn, tôi ghé lại Nghĩa Trang Quân Đội cũ, nằm
bên xa lộ Biên Hòa. Khó khăn lắm, phải hỏi thăm nhiều người, anh tài xế
taxi mới tìm đựợc lối vào.
Bức tượng Tiếc Thương đã từng tạo huyền thoại một thời, không còn
nữa, nhưng Nghĩa Dũng Đài còn đứng sừng sững giữa những ngôi mồ ho-
ang phế, im lìm. Tôi nghe trong gió như có tiếng oan hồn tử sĩ. Tìm đến ba
ngôi mộ của ba thằng bạn lính cùng đơn vị cũ, mà chính tôi là người thân
quen duy nhất chào tiễn biệt tại đây vào những giờ phút thứ hai mươi lăm
của cuộc chiến, cùng với những người lính chung sự vẫn âm thầm tận tụy
Giả từ Denver
nghĩa trang đó bây giờ nằm trong qui họach thành phố, tấc đất tấc vàng,
không dễ gì mua được.
Nghe thằng bé kể, nhìn nhà thờ Đức Bà trước mặt và nhớ tới bà, tôi lại
thầm nghĩ là Thượng Đế đã không có mặt trên đất nước tôi. Thực ra điều
này tôi cũng đã từng nói với mấy thằng bạn tù, sau tháng 4/75. Bởi nếu có
Thượng Đế, sao ngài lại bắt dân chúng miền Nam, những người hữu thần,
đã bao nhiêu đời hằng tin và thờ phụng ngài, lại phải vác cây thánh giá
nặng nề, để tan tác điêu linh như thế. Lòng tôi thấy xốn xang và tôi nghiệp
cho bà. Tôi thầm trách mình cũng chỉ là kẻ vong ơn, đã quên mất lòng tốt
của bà trong những ngày mình vô cùng khốn khó. Mà lẽ đời là thế. Khi đã
sang sông còn có mấy ai nghĩ tới con đò.
Thằng bé lại nhắc tôi về chuyện đánh giày, đền ơn đáp nghĩa. Tôi đưa
chân ra, cả đám cười ồ, tôi đang mang dép. Thằng bé lấy một tập báo đủ
loại trên tay thằng bạn, để trước mặt tôi:
- Vậy thì chúng cháu biếu chú mấy tờ báo, về khách sạn chú đọc cho vui.
Toàn chuyện mấy ông lớn tham nhũng ăn chơi tiền tỉ đấy!
Tôi cám ơn và hỏi mua một xấp vé số. Trả tiền xong tôi chia đều cho ba
đứa, coi như món quà may mắn, rồi hẹn ngày mai đến gặp tôi ở khách sạn,
tôi sẽ dẫn đi chơi bất cứ nơi nào các cháu thích. Khi chia tay tôi ôm vai
thằng bé đánh giày:
- Ngày mai cháu nhớ đến nhá. Chú rất cần gặp cháu.
Suốt ngày hôm sau, sau khi dắt ba thằng bé vào chợ Bến Thành mua
sắm một số áo quần, cho các cháu một ít tiền, tôi thuê xe chở cả đám đi
Vũng Tàu. Cả ba đứa đều mong ước được đến đây một lần cho biết thành
phố biển nổi tiếng này, và cũng muốn xem “tình hình” để chuyển xuống
đây kiếm sống, bởi nghe nói ở đây có nhiều khách ngoại quốc đến du lịch,
hơn nữa ở Sài gòn càng lúc càng khó khăn, vì số trẻ em (và cả nguời lớn)
từ ngoài Bắc vào kiếm ăn ngày càng đông.Trong lúc ngồi trên bãi sau, tôi
tâm tình thật nhiều với thằng bé đánh giày, kể cho nó nghe chuyện ngày
xưa bọn tôi có lần đến ở nhà bà nội nó một tuần và được bà thương yêu
giúp đỡ. Nó ngồi bên tôi nghe rơm rớm nước mắt, rồi dùng ngón tay viết
tên của bà nội trên cát.
Trên đường về lại Sàigòn, tôi ghé lại Nghĩa Trang Quân Đội cũ, nằm
bên xa lộ Biên Hòa. Khó khăn lắm, phải hỏi thăm nhiều người, anh tài xế
taxi mới tìm đựợc lối vào.
Bức tượng Tiếc Thương đã từng tạo huyền thoại một thời, không còn
nữa, nhưng Nghĩa Dũng Đài còn đứng sừng sững giữa những ngôi mồ ho-
ang phế, im lìm. Tôi nghe trong gió như có tiếng oan hồn tử sĩ. Tìm đến ba
ngôi mộ của ba thằng bạn lính cùng đơn vị cũ, mà chính tôi là người thân
quen duy nhất chào tiễn biệt tại đây vào những giờ phút thứ hai mươi lăm
của cuộc chiến, cùng với những người lính chung sự vẫn âm thầm tận tụy
Giả từ Denver