Page 161 - DanSan68
P. 161
Muõ Ñoû 68 161
dù anh ta cũng rất quí bà. Cuối cùng để cho bà vui, anh vệ binh cho chúng
tôi được ăn tại chỗ một bữa no nê, lần này còn có cả rượu nếp, do chính
tay bà cất.
Một tháng trước ngày rời Nghĩa Lộ, bọn chúng tôi ngày đêm phải đắp
cho xong một con đường ô tô kéo dài từ Nghĩa Lộ lên tận dốc Cổng Trời.
Chúng tôi thắc mắc không biết để làm gì, vì gần năm năm ở đây, thỉnh
thoảng chỉ thấy vài người đạp xe đạp hoặc thồ ngựa trên con đường ngoằn
ngoèo heo hút này. Đến ngày chuyển trại vào Nghệ Tĩnh, chúng tôi mới
biết con đường này dùng để chuyển quân lên Lạng Sơn ngăn chặn bọn bá
quyền Trung Quốc vừa xua quân tràn qua biên giới đòi “dạy cho người anh
em một bài học”.
Hơn ba mươi năm, con đường ”làm lại cuộc đời” của riêng tôi cũng
thăng trầm, quanh co không kém, đã làm tôi tạm quên một quá khứ buồn
thảm, dù tất cả vẫn còn nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Bất ngờ hôm nay,
thằng bé đánh giày gợi tôi nhớ lại. Có điều trong bao nhiêu đau đớn chất
chồng cũng có đôi điều vô cùng đẹp đẽ, chẳng khác gì một đóa hoa nở
trên sỏi đá, một cành lan mọc giữa rừng già, trên một thân cây héo khô
cằn cỗi.
- Thế cháu ở Thượng Sơn có biết bà Vương Chu Khánh Hà. Bây giờ chắc
cũng đã hơn tám mươi ?
Tự dưng tôi buộc miệng hỏi thằng bé, để rồi ngẩn người ra khi nghe nó
trả lời:
- Ố, đó là bà nội cháu. Bà mất hơn năm năm rồi!
Lòng tôi chùng xuống.
Thằng bé kể lại những ngày cuối cùng của bà nội, lúc ấy nó mới tám
tuồi. Khi mà ở Hà Nội đầy dẫy quán bar và nhà hàng sang trọng, dành cho
khách nước ngoài và những ông quan lớn, thì cái thôn Thượng Sơn này
vẫn cứ nghèo xơ xác. Một số đã phải bỏ làng tìm về thành phố cũ, sống
trước mái hiên nhà của chính mình ngày trước. Bà nội nó chỉ về được một
lần, đứng nhìn ngôi nhà của mình bây giờ đang là một khách sạn mấy tầng,
mà chủ nhân là một ông ngồi trong Ủy Ban Cải Tạo Tư Sản ngày xưa, bây
giờ đã là ông lớn, chức hàm cở bộ trưởng. Tài sản duy nhất còn lại của gia
đình bà là ngôi mộ hoang của ông chồng, ngày xưa nằm trong một nghĩa
trang ở ngoại ô thành phố, nhưng bây giờ nhà cửa mọc kín chung quanh.
Cây cối và cỏ rác như muốn phủ lấp mộ phần. Bà phải ở lại đó mấy ngày
mới dọn dẹp xong. Sau lần ấy, bà về nhà rồi ngã bệnh. Vợ chồng cậu con
trai bán đủ thứ trong nhà, cùng với hảo tâm của mấy người hàng xóm,
nhưng cũng không đủ tiền đưa bà đi bệnh viện. Trước khi chết bà chỉ ước
ao duy nhất một điều là đuợc chôn cất bên cạnh mộ chồng dưới thủ đô Hà
Nội, cũng là vùng đất của dòng họ qua bao nhiêu đời. Vậy mà cái điều
ước ao trối trăn duy nhất đó của bà, cũng không ai thực hiện được, bởi cái
Giả từ Denver
dù anh ta cũng rất quí bà. Cuối cùng để cho bà vui, anh vệ binh cho chúng
tôi được ăn tại chỗ một bữa no nê, lần này còn có cả rượu nếp, do chính
tay bà cất.
Một tháng trước ngày rời Nghĩa Lộ, bọn chúng tôi ngày đêm phải đắp
cho xong một con đường ô tô kéo dài từ Nghĩa Lộ lên tận dốc Cổng Trời.
Chúng tôi thắc mắc không biết để làm gì, vì gần năm năm ở đây, thỉnh
thoảng chỉ thấy vài người đạp xe đạp hoặc thồ ngựa trên con đường ngoằn
ngoèo heo hút này. Đến ngày chuyển trại vào Nghệ Tĩnh, chúng tôi mới
biết con đường này dùng để chuyển quân lên Lạng Sơn ngăn chặn bọn bá
quyền Trung Quốc vừa xua quân tràn qua biên giới đòi “dạy cho người anh
em một bài học”.
Hơn ba mươi năm, con đường ”làm lại cuộc đời” của riêng tôi cũng
thăng trầm, quanh co không kém, đã làm tôi tạm quên một quá khứ buồn
thảm, dù tất cả vẫn còn nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Bất ngờ hôm nay,
thằng bé đánh giày gợi tôi nhớ lại. Có điều trong bao nhiêu đau đớn chất
chồng cũng có đôi điều vô cùng đẹp đẽ, chẳng khác gì một đóa hoa nở
trên sỏi đá, một cành lan mọc giữa rừng già, trên một thân cây héo khô
cằn cỗi.
- Thế cháu ở Thượng Sơn có biết bà Vương Chu Khánh Hà. Bây giờ chắc
cũng đã hơn tám mươi ?
Tự dưng tôi buộc miệng hỏi thằng bé, để rồi ngẩn người ra khi nghe nó
trả lời:
- Ố, đó là bà nội cháu. Bà mất hơn năm năm rồi!
Lòng tôi chùng xuống.
Thằng bé kể lại những ngày cuối cùng của bà nội, lúc ấy nó mới tám
tuồi. Khi mà ở Hà Nội đầy dẫy quán bar và nhà hàng sang trọng, dành cho
khách nước ngoài và những ông quan lớn, thì cái thôn Thượng Sơn này
vẫn cứ nghèo xơ xác. Một số đã phải bỏ làng tìm về thành phố cũ, sống
trước mái hiên nhà của chính mình ngày trước. Bà nội nó chỉ về được một
lần, đứng nhìn ngôi nhà của mình bây giờ đang là một khách sạn mấy tầng,
mà chủ nhân là một ông ngồi trong Ủy Ban Cải Tạo Tư Sản ngày xưa, bây
giờ đã là ông lớn, chức hàm cở bộ trưởng. Tài sản duy nhất còn lại của gia
đình bà là ngôi mộ hoang của ông chồng, ngày xưa nằm trong một nghĩa
trang ở ngoại ô thành phố, nhưng bây giờ nhà cửa mọc kín chung quanh.
Cây cối và cỏ rác như muốn phủ lấp mộ phần. Bà phải ở lại đó mấy ngày
mới dọn dẹp xong. Sau lần ấy, bà về nhà rồi ngã bệnh. Vợ chồng cậu con
trai bán đủ thứ trong nhà, cùng với hảo tâm của mấy người hàng xóm,
nhưng cũng không đủ tiền đưa bà đi bệnh viện. Trước khi chết bà chỉ ước
ao duy nhất một điều là đuợc chôn cất bên cạnh mộ chồng dưới thủ đô Hà
Nội, cũng là vùng đất của dòng họ qua bao nhiêu đời. Vậy mà cái điều
ước ao trối trăn duy nhất đó của bà, cũng không ai thực hiện được, bởi cái
Giả từ Denver