Page 281 - MuDo67
P. 281


xào xạc sau hè, khó ngủ nên nhớ tới người chồng bạc bẽo.
Thôi! xin bà ngủ đi bà vợ cả. Sở dĩ bà bị chồng phụ là vì bà lớn tuổi
rồi, bà già rồi, bà là “gái xề” năm, ba mặt con rồi, bà chỉ còn là:
Chàng ơi phụ thiếp làn chi
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng.
Chỉ là “cơm nguội” thôi!!!


Tứ đại mỹ nhân và hầu như gần hết người đẹp nước Tầu, nước ta, nước
Nhựt... có mấy ai được “trường thọ”. Người thương cũng nhiều mà người
ghét cũng không ít. Thậm chí, nhiều khi cây cỏ cũng ghen.
Trong “Tần Cung Nữ Oán Bái Công Văn” có câu:
“Cặp mày xanh chiếc lá cũng ghen,
Câu khiển hứng đánh chìm giòng nước chảy”

Chiếc lá ghen với đôi mày đẹp, nên khi cung nữ viết vào lá vài câu thơ,
thả xuống giòng suối trong cung, nhờ lá trôi ra ngoài cung cấm, để lời tâm
sự của cung nữ được ai đó ở ngoài kia nhặt lá lên xem mà biết tới. Nhưng
lá vì ghen sắc đẹp với cung nữ, không trôi đi mà chìm xuống đáy nước.
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du nói rõ hơn: “Hoa ghen sắc thám, liễu
hờn kém xanh”.
Cô Kiều không chết sớm, nhưng cô phải chịu 15 năm lưu lạc.
Xưa thì cho người tài giỏi và người đẹp đều mệnh yểu như nhau:
“Giai nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”.
(Danh tướng cũng như giai nhân, không hứa ở với đời đến khi đầu bạc)
Ngay thế kỷ 20, nhà thơ Jan Leiba cũng đồng ý như như vậy:
“Người đẹp thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”

Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Quách Thoại qua đời khi chưa quá tuổi ba
mươi!
Xưa gọi là “tài mệnh tương đố”. Ngày nay, tôi không tin như vậy. Tin
vào số mệnh, chỉ là điều an ủi...
hoànglonghải


Trích một đoạn trong sách Sử Trung Quốc của học giả Nguyễn Hiến Lê:

Ngô Tam Quế được lịnh về cứu kinh đô từ mười ngày trước, vẫn chùng
chình, tiến binh rất chậm, có lẽ vì còn tính xem có nên nhận đề nghị chia
chác sau đó của Lý Tự Thành không. Khi Tư Tôn (tức Sùng Trinh Hoàng
đế) tuẫn quốc, thì Quế mới tiến được có nửa đường tới Bắc Kinh. Hay tin,
   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286