Page 283 - MuDo67
P. 283


Nhất phiến tài tình vạn cổ thương
Nhàn văn độc khứ thệ hà phương
Ô hô! Thế sự mai trường mộng
Hốt kiến trần khôi sở đoạn trường

bản nôm:


Tài hoa một kiếp thân thương
Cánh mây biền biệt cuối đường phiêu du
Mộng trường chôn chặt nghìn thu
Màu tro xám lạnh bùi ngùi tâm can
Hoàng Vũ


Truyền Thuyết 1:
Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải,
hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mặc. Lúc người cha
lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân.
Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần
truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa
người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.
Thời ấy vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi
cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm
thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng đó. Nghe tiếng chuông trống,
đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ
vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi
rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử
Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung
kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ
chồng.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về
cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian.
Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung - Chử Đồng Tử
làm chúa. Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi,
Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi
khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên. Chử
Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng
Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép
thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây
gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288