Page 294 - MUDO79_80
P. 294
Mũ Đỏ 79-80 292
1998, và, Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/
MIAs from the Vietnam War - 2004)
Tom Glenn: Những cuốn sách của anh được viết với cung cách
của người có kinh nghiệm trực tiếp. Anh đã từng đến Việt Nam
chưa? Anh có nói được tiếng Việt không?
Jay Veith: Tôi chưa bao giờ đến Việt Nam – mặc dù tôi luôn muốn
đến thăm nơi ấy. Sau khi dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu về chiến
tranh [Việt Nam], tôi cảm thấy như đó là quê hương thứ hai của mình!
Tôi không nói được tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi có một người bạn tốt,
ông Merle Pribbenow, là người đã dịch tất cả các tài liệu rất bao quát
nầy. Ông Merle từng phục vụ tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ
tháng Tư, 1970 cho đến ngày 29 Tháng Tư, 1975. Thật may mắn cho
tôi vì Merle, cũng như tôi, có một mối quan tâm sâu sắc, trong việc
đưa ra ánh sáng những gì đã thực sự xảy ra trong cuộc chiến. Đối
với ông ấy, cũng giống như đối với ông, đó là chuyện cá nhân. Còn
đối với tôi, đó là chỉ là một bí ẩn lịch sử lớn khác cần được điều tra.
Tom Glenn: Nếu anh không nói được tiếng Việt, vậy làm thế
nào anh có thể phỏng vấn những người Việt đã trải qua cuộc biến
động tại Việt Nam? Anh đã phỏng vấn bao nhiêu người Việt?
Jay Veith: Phỏng vấn những người Việt Nam là một công việc đầy
tế nhị, khác hẳn phỏng vấn những người Mỹ. Một khi đã xác định
được một sĩ quan người Việt nào bạn muốn nói chuyện, cách tốt nhất
là được sự giới thiệu chính thức từ một người hoặc là trong gia đình
ruột thịt, hay thuộc “đại gia đình quân đội” (cùng khoá, cùng đơn vị,
cùng binh chủng, v.v. ) hoặc từ người đã từng là sếp trực tiếp hoặc
từng có cấp bậc cao hơn. Nếu như họ đồng ý cho phỏng vấn, bạn
phải đi theo trình tự: giải thích bạn là ai, bạn đang tìm kiếm thông
tin gì, và bạn dự định làm gì với thông tin đó. Thường thì tôi bắt
đầu bằng cách hỏi họ sinh ra ở đâu, họ vào quân đội như thế nào,
v.v ... Sau khi chúng tôi cảm thấy khá thoải mái với nhau, và cũng
còn tùy thuộc vào tính khí và khả năng nói tiếng Anh của người ấy,
chúng tôi mới có thể đi vào các khía cạnh cụ thể của một trận chiến.
Nếu người được phỏng vấn có trở ngại về tiếng Anh, tôi sẽ yêu cầu
họ viết những trải nghiệm của họ bằng tiếng Việt và sau đó tôi nhờ
Tháng sáu hai không một chín