Page 290 - MUDO79_80
P. 290
Mũ Đỏ 79-80 288
du kích xã, mà một thời đã là kẽ thù của mình, mà bây giờ Lê phải
sống cùng xã ấp với họ lắm khi cũng có những mỉa mai trong lời nói.
Nhưng Lê không tủi nhục, trái lại luôn thẳng thừng kể rõ cho bọn họ
nghe về trận đánh cuối đời cuả mình, những công trạng mà anh đã
lập được và luôn hãnh diện mình là một chiến-sĩ thuộc QLVNCH ...
Đối với những du-kích xã ấy, mỗi khi chúng nghe Lê kể về những
trận đánh trả thật anh dũng đó, chúng đã bị lôi cuốn và đâm ra nể
phục. Nhờ vậy, từ đó chúng không còn tìm cách gây khó dễ cho gia
đình Lê nữa . Thời gian đã cho chúng mở mắt ra và thấy rõ đâu là
sự hy-sinh cho chính-nghĩa .....
Người dân miền Nam VN không ai có thể quên được cảnh
tượng ngay trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi nắm được
chánh quyền. Bọn cán binh Cộng sản đã xông thẳng vào Quân y
viện (nơi mà người dân miền Nam thường gọi là “ Nhà thương” .
Chúng xông vào với AK trong tay nét mặt thù hằn, súng chĩa thẳng
vào các thương binh bắt buộc họ lập tức ra khỏi bệnh viện, dù có
nhiều thương binh vẫn còn mê man sau cuộc giải phẩu đêm hôm
trước .... Các anh em thương binh phải dìu dắt, bồng bế nhau, tủi
nhục ra khỏi quân y viện. Trước cảnh thương tâm ấy đồng bào ở gần
đó không cầm được nước mắt ... Họ dùng tất cã mọi phương tiện
cóthể, như cho tá túc lại nhà họ để dưỡng thương, có người giúp
quần áo, thuốc men, thức ăn. Họ gom góp tiền để giúp phương tiện
cho các anh có thể về với gia-đình ....................
Sau cuộc chiến, cùng chung số phận bi đát, rã rời của người dân
miền Nam. Họ phải sống trong một chế độ đầy hận thù, phân biệt
đối xử cuả kẽ xâm chiếm. Người Thương phế binh VNCH. Vẫn tiếp
tục chịu đựng những áp bức dã man. Nhưng họ vẫn kiên trì vươn
mình sống trong sự thương yêu che chở cuả gia đình, chòm xóm
láng giềng! Hàng ngày, họ cố gắng mưu sinh tạo công ăn việc làm
trong điều kiện thật khó khăn, vất-vã vì thương tật ..
Tôi đã nhìn thấy trên hình ảnh TV, họ vẫn hiên ngang nở nụ
cười, họ vẫn đội những chiếc Mủ Đỏ, Mủ Xanh, Mủ nâu....đại diên
cho mỗi đơnvị, binh chủng của QLVNCH. Họ đã dắt dìu nhau đến
dòng Chúa Cứu Thế Saigòn đễ tham dự buổi phát quà “ Tri ân người
Thương phế binh VNCH. Họ đã đến từ những vùng đất tận Mũi Cà
Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho đến Quảng trị Bình
Định, Quy Nhơn cuả miền Trung đất cày lên sỏi đá. Dù biết rằng
Tháng sáu hai không một chín