Page 29 - MuDoso78
P. 29

Mũ Đỏ 78                       28

        chỉ định về Toán Cố Vấn 162, làm việc chung với các người lính Nhảy
        Dù Việt Nam. Năm 1992, cùng với Peter Petre, ông viết quyển tự truyện
        “It Doesn’t Take A Hero”, trong sách, ông dành nguyên một chương viết
        về thời gian ông làm cố vấn cho một Chiến đoàn Dù. Nguyên chương này
        cho thấy ông có một tấm lòng quý mến, cảm phục khi được vinh dự chiến
        đấu chung với những người lính Nhảy Dù Việt Nam. Xin được trích dẫn
        vài đoạn trong bản dịch của anh Nguyễn Văn Phúc dành cho Đặc San Mũ
        Đỏ số 76

        “Chiến Đoàn Dù Việt Nam là đơn vị chiến đấu giỏi và vững chắc nhất của
        miền Nam Việt Nam, gồm có sáu tiểu đoàn và năm ngàn người lính. Chính
        quyền Sài Gòn dùng họ và Chiến Đoàn Thủy Quân Lục Chiến làm lực
        lượng “Tổng Trừ Bị”, và cho tất cả những mục đích khác: bất cứ khi nào
        tình hình nguy khẩn ở các tỉnh quan trọng có dính dáng đến các trận đánh
        nhau của bộ binh, Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến sẽ được mang đến
        để giải cứu – và điều nầy vẫn thường xảy ra. Nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan
        của binh chủng là những người lính nhà nghề, rất cứng cỏi và đã chiến
        đấu với bọn cộng sản từ trước trận đánh Điện Biên Phủ. Trong lúc họ chào
        mừng sự hiện diện của chúng tôi và quân viện của Quân đội Hoa Kỳ, họ
        chưa bao giờ để lỡ một cơ hội, nhắc cho chúng tôi biết, đây là cuộc chiến
        của họ. Đêm đầu tiên trong rừng, Đại Úy Hợp, trưởng ban hành quân chiến
        đoàn, nói với tôi, ông thà nhìn thấy mấy người con của ông chết hơn là để
        chúng lọt vào tay đám cộng sản, và nói mà trong lòng không có chút hận
        thù, “Các anh đến nơi nầy và chiến đấu, nhưng chỉ sau một năm, các anh
        trở về lại quê hương yên ấm của các anh. Nhưng đây là đất nước của chúng
        tôi và chúng tôi chiến đấu để sống còn.” Một vài sĩ quan Nhảy Dù xem
        người Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến với cách nhìn mỉa mai…

        Ba trung đoàn chính quy – khoảng bảy ngàn lính – tập trung vào vùng cao
        nguyên (chúng tôi đã tình cờ chạm trán hai trong ba trung đoàn nầy tại Đức
        Cơ khi họ băng qua biên giới Cambodia để vào Nam Việt Nam). Kế hoạch
        của họ là đánh thẳng từ vùng cao nguyên xuống vùng bờ biển đông dân cư
        gần Qui Nhơn, do đó, sẽ cắt đứt miền Nam làm hai mảnh. Cuộc tấn công
        bị chận đứng vào giữa tháng Mười Một, khi Sư Đoàn 1 Không Kỵ đánh tan
        một thành phần lớn của lực lượng cộng quân dọc theo con sông Ia Drang,
        nằm ở phía nam Đức Cơ. Được biết đến với chiến dịch Thung Lũng Ia
        Drang, lần đầu tiên, trực thăng được dùng để mang một lực lượng lớn quân
        Hoa Kỳ vào trận địa. Đấy là một bước ngoặc trong chiến tranh cận đại và
        cũng là một bước ngoặc cho tôi, bởi vì tôi được gặp gỡ một người chỉ huy
        chiến thuật tài giỏi nhất mà tôi từng được biết…
        Đại Tá Ngô Quang Trưởng là tham mưu trưởng của Tướng Đống. Ông
                        Tháng sáu hai không một tám
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34