Page 34 - MUDO 77
P. 34
Mũ Đỏ 77 30
Sau Hiệp Định Paris, 1973 Sư Đoàn Nhảy Dù là lực lượng chiến lược
chống giữ cả hai mặt Bắc và Nam đèo Hải Vân. Vùng trách nhiệm kéo
dài qua ba tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên-Quảng Nam, chịu áp lực từ phía
cộng sản có thể tập trung quân dứt điểm toàn vùng theo chiến thuật Đông-
Tây: Cắt Thừa Thiên (Bắc HảiVân) theo chiều ngang của Sông Bồ (An
Lỗ, Quảng Điền, Thừa Thiên); hoặc từ Quận Thường Đức đổ xuống đồng
bằng Quảng Nam (Trận Mật Khu Đỗ Xá, 1964 kể bên trên là hiện thực
bước đầu của ý niệm chiến lược nầy của phía cộng sản – Không phải chỉ
riêng đối với giai đoạn chiến tranh 1960-1975, mà xuyên suốt trong diễn
tiến chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) để hoàn tất sự
chia cắt Vùng I Chiến Thuật theo chiều ngang Nam Hải Vân. Với tình thế
chống địch cả hai đầu, sư đoàn nay đặt dưới quyền tư lệnh của Chuẩn
Tướng Lê Quang Lưỡng. Thêm một lần Tướng Quân phải tìm cách thế để
đơn vị tồn tại, chiến đấu, và vượt thắng bằng khả năng quân sự độc đáo,
bản lãnh riêng.
Sö ñoaøn
Nhaûy duø
MOÄT TAY CUÕNG ÑAÙNH
MOÄT CAÙNH CUÕNG BAY
Mñ Phan Nhaät Nam
Do hạn chế bởi các điều khoản Hiệp Định Paris: Không được tăng
quân số và áp dụng biện pháp thay thế “Một Đổi Một” (Chương II-Điều
7); cùng sự cắt giảm viện trợ Mỹ (Điển hình từ 1Tỷ47 rút xuống còn 1Tỷ,
xong 700 Triệu, để kết thúc với 654Triệu cho tài khóa 1975) (25) – Tướng
Lưỡng cùng ban tham mưu sư đoàn sáng tạo nên kế hoạch: Tạo dựng
những “Đại Đội Đa Năng” với quân số cơ hữu của sư đoàn bằng cách
giảm thiểu đến mức tối đa các thành phần tham mưu, yểm trợ, kể cả trung
tâm huấn luyện. Thế nên, cuối năm 1973, sư đoàn đã có đến 12 Đại Đội Đa
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược