Page 38 - MUDO 77
P. 38

Mũ Đỏ 77                        34

        Miền Nam, quân đội cộng sản Hà nội đã chuyển vào Miền Nam từ 1974
        đến tháng Tư/1975 một tổng số 823,146 tấn quân dụng vũ khí “gấp 1.6”
        số lượng tiếp vận trong 13 năm từ 1960 đến 1973!! Về quân số, chỉ hai
        năm 1973-74 đã nhập ngũ thêm 150.000 tân binh để gởi vào Nam thay thế
        68,000 quân thiệt hại, với 8000 cán bộ chuyên môn các ngành (30). Tóm
        lại 16 sư đoàn bộ binh của miền Bắc kéo vào không thiếu một đơn vị mà
        đích thân Kissinger đã phải kêu lên ngao ngán sau khi nghe báo cáo từ
        tướng Weyand sau lần qua lượng định tình hình Việt Nam (28/3 đến 4
        tháng /4) tại buổi họp tại Phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc với hầu hết quan
        chức cao cấp của chính phủ Mỹ: “Hiện tại, toàn thể quân lực Bắc Việt Nam
        đã ở Miền Nam… Chỉ cần một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Mỹ) là
        đủ chiếm đóng hết Miền Bắc. Rõ ràng Hiệp Định (tái lập) Hòa Bình Paris
        đã bị vi phạm trầm trọng” (31) Phải có học vị tiến sĩ (xuất thân ở Đại Học
        Harvard), với chức vụ ngoại trưởng Liên Bang Bắc Mỹ mới biết được điều
        đơn giản nầy thì quả tình con người được tiếng là tài giỏi, thông minh nầy
        cũng không “khá” hơn bao nhiêu người tầm thường khác. Ba Tiểu Đoàn 2,
        5, 6 không yểm trợ, không trừ bị tiếp ứng, bị lực lượng hai sư đoàn cộng
        sản tràn qua như một điều tất nhiên sau ngày Nha Trang bỏ ngỏ, 31 tháng
        3. Cũng là ngày Huấn Khu Dục Mỹ (gồm các Trung Tâm Huấn Luyện Biệt
        Động; Pháo Binh, Bộ Binh) tự tan rã. Phòng tuyến của chiến lược “Đầu
        bé- Đít to” kia lại thêm lần điều chỉnh, củng cố với một “cái đầu” tại Phan
        Rang (quê nội của Nguyễn Văn Thiệu). Vùng Phan Rang với Bộ Tư Lệnh
        Sư Đoàn 6 Không Quân không hề là vị trí phòng thủ hữu hiệu của bất cứ
        hình thái chiến tranh nào. Bởi đối phương có thể hành quân tiếp cận đến
        Phan Rang bằng nhiều hướng: Quốc Lộ I (Hướng Bắc từ Cam Ranh, Nha
        Trang đánh vào); Quốc Lộ 11 từ Đà Lạt đánh xuống từ phía Tây-Bắc; từ bờ
        biển đổ bộ vào (hướng Đông); hoặc đánh vòng từ hướng Nam lên theo
        Quốc Lộ I. Thành phần binh lính trách nhiệm phòng thủ Phan Rang vốn
        là những đơn vị đã bị thiệt hại lớn ở mặt trận Vùng I (Trung Đoàn 4, 5/
        SĐ2BB); các Tiểu Đoàn 31, 36, 52 Biệt Động đã mất sức do đã phải tác
        chiến liên tục từ mặt trận Chơn Thành (Vùng III).

        Về phía nhảy dù, Lữ Đoàn 3 vừa bị thiệt hại ở mặt trận Khánh Dương,
        nay được thay thế bởi Lữ Đoàn 2 với Đại Tá Nguyễn Thu Lương Lữ Đoàn
        Trưởng; Trung Tá Trần Văn Sơn Lữ Đoàn Phó, chỉ huy ba Tiểu Đoàn 3,
        7, 11. Toàn thể đạo quân nầy phải chiến đấu tự tồn, không tiếp tế, không
        yểm trợ đối mặt với đại quân của Quân Đoàn 2 Bắc Việt do Trung Tướng
        Lê Trọng Tấn chỉ huy, gồm hai đơn vị chủ lực SĐ325 và SĐ3 của Tây
        Nguyên (vẫn tiếp tục làm thành phần mũi nhọn tấn công mãi cho đến mặt
        trận Long Khánh (cuối tháng 4) sau nầy), ngoài ra còn có Đoàn 968 vừa
        thành lập từ Lào bôn tập về), cùng lực lượng chủ lực, du kích địa phương.
                          Bốn mươi ba mùa xuôi ngược
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43