Page 37 - MUDO 77
P. 37
Mũ Đỏ 77 33
tiến chiến sự đã cho thấy: Không có một kế hoạch nào tồn tại được, bởi
đây là một kế hoạch đặt trên sự lừa dối, và bất lực trước tình thế – Cũng
như không một thân thể nào tồn tại được khi đã bị bẻ gẩy sống lưng – Thủ
phủ vùng Tây Nguyên, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thị Xã Pleiku
hoàn toàn bị bỏ ngỏ, rơi vào tay cộng sản không tiếng súng kể từ ngày 17
tháng 3, 1975.
Trước tình trạng cực độ vô lý: “Chưa đánh đã có lệnh tháo chạy” đã có lúc,
Tướng Quân Lê Quang Lưỡng ngỏ ý thẳng với Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng: Hãy để Sư Đoàn Dù về Sài Gòn (đang tăng phái hành quân tại
Vùng I của Tướng Trưởng) lật đổ con người đã không còn năng lực lãnh
đạo, và càng ngày càng lộ rõ ý đồ phá vỡ sức chiến đấu của quân lực điển
hình qua việc xé lẻ hai Sư Đoàn Nhảy Dù, TQLC; Lữ Đoàn Thiết Kỵ, các
Liên Đoàn Biệt Động, Biệt Kích.. Những lực lượng xung kích, tổng trừ bị
quốc gia.(28Bis) Điển hình Lữ Đoàn 147/Sư Đoàn TQLC vừa bị bức tử
nơi bến phà Thuận An chưa xong việc đếm xác, đến lượt hai Lữ Đoàn 258
và 369 vô cớ rút từ Huế vào Đà Nẵng, xong từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.. Tàu
thủy đến ngang NhaTrang lại được lệnh trở lui tái chiếm Đà Nẵng!!
Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù không còn được quyền ra lệnh cho các đơn vị
trực thuộc, bởi tất cả lệnh điều động (cấp tiểu đoàn) chỉ được phát xuất từ
Dinh Độc Lập.
Rời Huế (cuối tháng 3) trong hoàn cảnh hỗn loạn của cuộc rút quân vô
cùng phi lý, và vô kế hoạch của người nắm giữ vận mệnh quốc gia, Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu; lại tiếp nhận lệnh điều động trực tiếp từ “Tổng
Tư Lệnh Quân Đội Nguyễn Văn Thiệu”, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù dưới quyền
chỉ huy của Đại Tá Lê Văn Phát gồm các Tiểu Đoàn 2 (Thiếu Tá Trần
Công Hạnh); Tiểu Đoàn 5 (Trung Tá Bùi Quyền): Tiểu Đoàn 6 (Thiếu Tá
Nguyễn Văn Thành – Khác với Nguyễn Văn “Thành Râu”, Tiểu Đoàn
Trưởng 11). Gọi là ba tiểu đoàn nhưng thực sự toàn bộ các đơn vị phải
phân tán dọc trục lộ Quốc Lộ 21 thành những chốt nhỏ cấp tiểu đội để có
thể liên hoàn yểm trợ nhau trong tình huống đơn độc chiến đấu. Đối lại
phía cộng sản, sau khi chiếm xong toàn bộ Ban Mê Thuộc kể từ 15 tháng
3, và không cần phải củng cố vị trí vừa chiếm xong (rút kinh nghiệm của
Mậu Thân 1968; Tổng Công Kích 1972) hai Sư Đoàn 320, và F10 đồng lần
rời bỏ Ban Mê Thuộc, bôn tập theo Quốc Lộ 21 về phía bình nguyên duyên
hải. Hai Sư Đoàn F10 và 325 với một lực lượng tấn công từ Miền Bắc vào
gồm: 2376 xe các loại, trong đó có 100 xe tăng; thiết giáp; gần 185 pháo
lớn từ 85 đến 155 ly; hơn 100 khẩu cao xạ.. (29) Số lượng quân trang, vũ
khí nầy chỉ riêng cho mặt trận Ban Mê Thuộc, chứ thật sự để xâm lăng
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược