Page 35 - MUDO 77
P. 35
Mũ Đỏ 77 31
Năng làm thành phần trừ bị cho chính
mình – 12 đại đội hay là 3 tiểu đoàn
– Tức là một lữ đoàn trừ bị. Với cách
biên chế, tổ chức mới mẻ nầy, sư đoàn
hoàn tất được một lần hai nhiệm vụ:
Bảo vệ mặt Bắc Hải Vân với Lữ Đoàn
II và một Tiểu Đoàn Đa Năng; thành
phần còn lại của sư đoàn chiếm đóng,
bảo vệ mặt Nam Hải Vân qua cuộc tiến
công từ Đại Lộc lên Cao Điểm 1062 –
Chế ngự toàn vùng Thường Đức, vùng
núi cực tây Quảng Nam-Đà Nẵng.
Quận Thường Đức cách Đà Nẵng 50
cây số đường chim bay, với những cao
điểm 1235 và 1062 kiểm soát được
toàn vùng cận sơn và đồng bằng.
Nhưng không chỉ như thế – Nếu chiếm giữ được Thường Đức, lực lượng
cộng sản sẽ mở một được một đường hành lang thông suốt chạy từ Bắc
Kontum (vùng Dak To, Dak Pek, Dak Nhét đã chiếm được từ tháng 4/1972)
xuống vùng bình nguyên (khỏi phải dùng đường từ Kontum, Pleiku ở phía
Nam, xa xôi, với quá nhiều trở ngại); chưa hết con đường nầy còn nối
với mặt trận Trị-Thiên (Bắc Hải Vân) mà không cần băng qua đất Lào.
Vùng Cao Độ 1062 do đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Miền Bắc trấn
giữ: Sư Đoàn 304 Điện Biên, và SĐ2CS tăng cường từ Mặt Trận B3 (Tây
Nguyên). Trận chiến trên các cao điểm chung quanh 1062 bắt đầu từ ngày
8 tháng 8/ 1974 chấm dứt vào cuộc phản công cuối cùng ngày 8 tháng 11
cùng năm do bảy Tiểu Đoàn Nhảy Dù 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9 trong số chín tiểu
đoàn có mặt tại vùng hành quân đã liên tục tác chiến, đánh ngày, đêm, cận
chiến, du kích, đột kích, trận địa chiến.. Có thể nói đây là chiến trận lớn
nhất sau cái gọi là “Hiệp định tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Người lính
nhảy dù trả giá cho ngọn đồi và hòa bình với sinh mạng 500 chiến sĩ; 2000
người bị thương trận.
Cuộc huyết chiến tại cao điểm 1062 tạm kết thúc đợt giao tranh thứ nhất
(cuối tháng 8/ 1974) với 200 xác bộ đội cộng sản (kiểm kê sơ khởi); 40 tù
binh bị bắt tại trận địa. Trương Công Phê, Sư đoàn trưởng Sư Đoàn 304
(còn có danh hiệu “Sư Đoàn Thép”) có kết luận: “Sư Dù là một sư mạnh”.
Nhưng phần thưởng lớn lao nhất, hãnh diện là lời của đồng bào Đại Lộc:
“Nhảy Dù tới bà con ơi! Nhảy Dù tới! Chúng ta không chạy nữa, quay lại
làm ăn như cũ, đừng sợ gì nữa!” (26) Phải, đồng bào đã từng nói như thế
Bốn mươi ba mùa xuôi ngược