Page 26 - DACSAN71
P. 26
Muõ Ñoû 71 - XUAÂN AÁT MUØI 2015 26

Thử tưởng tượng, ai cũng có thể đòi lại đất như vậy, thì nước Mỹ, nước
Úc, Canada v.v… sẽ biến mất, vì đất đó là của người dân bản địa, chứ
không phải của dân da trắng hiện nay. Cũng như nhiều nước Nam Mỹ, các
nước Châu Phi… sẽ không còn tồn tại. Nên biết là đường biên giới các
nước Phi Châu là do hai đế quốc thực dân Anh và Pháp phân định. Để ý
thì thấy là đường biên giới ở đây thường đi theo đường thẳng, đường kinh
tuyến, vĩ tuyến… nguyên nhân vì hai bên phân định trong văn phòng, trên
bản đồ. Hậu quả của việc phân định như thế làm cho nhiều dân tộc không
có quốc gia, hay một dân tộc bị chia cắt ra, mỗi phần ở trên một quốc gia
khác nhau. Và ta thấy rằng các đường biên giới đó vẫn còn giá trị pháp lý
cho đến hôm nay.

Vì thế đòi hỏi của các học giả Khmer, đi ngược lại tinh thần của quốc tế
công pháp. Điều cần nhấn mạnh là các cuộc phân giới, mặc dầu do quan
người Pháp điều khiển, nhưng các quan chức người Miên và người Việt
đều có hiện diện. Vấn đề là họ không phản đối lúc phân định mà chỉ phản
đối khi phân định đã hoàn tất. Sau này ta sẽ thấy, lập luận của Sihanouk
về biên giới thay đổi như chong chóng, hết dựa phía này đến dựa phía bên
kia.

Năm 1945 khi Nhật đến thì lập tức nhảy sang Nhật. Khi thấy thế lực Trung
Cộng nổi lên, Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch tháng 10 năm
1949, Sihanouk lại có khuynh hướng dựa vào Trung Cộng. Trong thời
gian hội nghị Genève 1954, ông này nghĩ rằng sẽ được TQ giúp đỡ lấy lại
đất, do đó đưa ra những yêu sách rất phi lý. Trong thời chiến tranh VN,
Sihanouk lại thiên về phía CSVN, giúp phe này, hy vọng khi họ chiến
thắng sẽ trả lại đất đai. Rồi sau 1975, các phe Kampuchia, kể cả Sihanouk,
cũng lại chống VN vì họ cho rằng lãnh đạo CSVN không giữ lời hứa trả
lại đất, vì thế cuộc chiến 1978 bùng nổ. Từ đó cho đến nay, vấn đề biên
giới, lãnh thổ, hải phận… giữa VN và Kampuchia, lúc nóng, lúc lạnh tùy
thuộc vào sự tốt lành quan hệ ngoại giao giữa VN và TQ. Những lúc sau
này, tranh chấp giữa VN và TQ căng thẳng vì việc TQ đặt giàn khoan 981
trong thềm lục địa của VN, ta thấy các sư sãi, các chính trị gia Kampuchia
lại dấy lên các cuộc biểu tình, đòi lại đất. Những điều này ta sẽ trở lại nói
rõ hơn ở phần sau.


3/ Thời kỳ thứ ba, từ 1945 cho đến năm 1954:

Trước khi nói về các diễn tiến liên quan đến biên giới giữa hai bên Việt-
Miên trong thời kỳ này, cũng nên nói lại một số chi tiết liên quan đến đất
đai, lãnh thổ sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng ba năm 1945.

Tieåu ñoaøn Quaân y - Giöû ñôøi cho nhau
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31