Page 23 - DACSAN71
P. 23
23 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
đạo lý nào. Đế quốc Khmer, đến thế kỷ 14 mạnh mẽ biết bao nhiêu. Sau
đó thì suy tàn, đến đỗi con cháu họ không biết đến nền văn minh rực rỡ
Angkor Vat, Angkor Thom của tổ tiên họ ra sao. Các học giả Tây phương
cùng đồng ý rằng, nếu Pháp không kịp thời có mặt tại Đông dương, đế
quốc Khmer chắc chắn sẽ bị mất về hai đế quốc Thái lan và VN.

Các học giả Khmer hiện nay lên án rằng VN chiếm đất của tổ tiên họ. Điều
này trên quan điểm lịch sử và luật lệ quốc tế thì không thuyết phục. Cũng
như VN hiện nay khó mà nại lý do Trung Hoa chiếm đất của tổ tiên mình ở
Quảng Đông, Quảng Tây. Cũng như dân Ý bây giờ đâu thể nào đòi lại lãnh
thổ trước kia thuộc đế quốc Roma, hay nước Thổ đòi tái dựng lại đế quốc
Ottoman. Nếu ai cũng nại lý do như vậy thì thế giới sẽ đảo lộn, biển Địa
Trung Hải sẽ trở thành « nội hải » của nước Ý. Nếu chỉ nói trong khu vực,
tại Trung Quốc, các tỉnh Mãn Châu, Vân Nam, Tây Tạng, Quảng Đông
v.v... trước kia là các quốc gia độc lập. Ai cũng lên tiếng đòi đất, đòi độc
lập thì lãnh thổ của Trung quốc sẽ không còn.

Mặt khác, dân Khmer, ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, không có quan niệm
quốc gia với đường ranh giới rạch ròi, như là quan niệm của văn minh
Trung Hoa. Chính người Khmer, khi lục lại lịch sử của họ cũng không tìm
thấy một tấm bản đồ nào cho mọi người biết là lãnh thổ của họ đã mở từ
đâu đến đâu. Không biết lãnh thổ mình có từ đâu đến đâu thì đòi lại cái gì?
và ở chỗ nào?


Quan niệm về quốc gia của dân tộc Khmer chỉ mới có sau khi tiếp xúc với
văn minh Tây phương. Và chỉ sau khi tiếp xúc với Pháp, công nhận sự bảo
hộ của Pháp, lãnh thổ Khmer mới lần hồi thành hình qua các đợt phân giới
và cắm mốc sau này.

Những yêu sách về lãnh thổ của các học giả Khmer khi nại lịch sử là điều
không phù hợp công pháp quốc tế, không ai chia sẻ. Kể cả những học giả
quốc tế có cảm tình nhất với dân tộc này.

2/ Thời kỳ thứ hai, từ năm 1862 đến năm 1945:


Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước giao các tỉnh miền Nam cho
Pháp năm 1862, thì năm 1856 vua Norodom (Nặc Ông Dương) thỉnh cầu
được sự bảo hộ của Pháp. Ngày 11 tháng 8 năm 1863 hai bên ký ký hiệp
định, vương quốc Khmer, lúc đó gọi là Cambodge, được đặt dưới quyền
bảo hộ của Pháp. Từ đó Pháp đại diện cho vương quốc Khmer trong các
lãnh vực đối ngoại và đối nội.

Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28