Page 27 - DACSAN71
P. 27
27 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015


Sihanouk đơn phương tuyên bố Cambodge độc lập. Tháng 6 năm 1945
Sihanouk đưa kiến nghị lên lãnh đạo Nhật, xin Nhật trả lại Nam Kỳ cho
Cambodge, thay vì trả cho triều đinh Huế. Nên biết, lúc đó Nam Kỳ có qui
chế là thuộc địa của Pháp, tương tự các lãnh thổ hải ngoại của Pháp hiện
nay như Calédonie, Gyuane hay Réunion. Quan chức Nhật chưa quyết
định gì thì thua trận Đại chiến trước Đồng minh.

Pháp vào lại VN, gặp nhiều sự kháng cự của kháng chiến VN, trong khi
chính phủ của ông Hồ tuyên bố thành lập nước VNDCCH ngày 2-9-1945
ở miền Bắc. Do những khó khăn này, cùng với thế lực kiệt quệ do đất nước
bị tàn phá do Thế chiến II, Chính phủ Pháp quyết định tổ chức các nước
Đông dương để trở thành Khối liên hiệp Pháp. Ông Bảo Đại được Pháp đề
nghị trả lại lãnh thổ mà nhà Nguyễn đã ký giao cho Pháp trước kia. Điều
kiện Bảo Đại là phải trả Nam Kỳ và nước VN là một nước thống nhất ba
miền bắc, trung, nam. Pháp đồng ý nguyên tắc này và điều này được lập lại
trong Hiệp định Genève 1954. Quốc gia VN được thành lập vào năm 1949,
đúng với thể thức quốc tế công pháp. VN cùng với Lào và Combodge, trở
thành những « quốc gia liên kết » trong khối Liên hiệp Pháp.

Phái đoàn của Cambodge được gởi qua Paris điều trần ngày 2 tháng 4 năm
1949, mục đích thuyết phục quốc hội Pháp trả lại Nam Kỳ cho Cambodge.
Lý lẽ của phái đoàn Cambodge là lúc ký hiệp định bảo hộ với Pháp năm
1863, nội dung kết ước không nói đến số phận của Nam Kỳ, là vì vương
quốc này nhường đất này cho Pháp sử dụng. Bây giờ Pháp không cần đến
lãnh thổ này nữa, hợp lý là phải trả lại cho Cambodge chớ không thể trả
cho triều đình Huế.

Lý lẽ này không thuyết phục được chính giới Pháp vì lẽ, các tỉnh Nam Kỳ
là do triều đình Huế nhượng cho Pháp theo các hiệp ước 1862 và 1874.
Trong khi hiệp định 1863 giữa Pháp và Miên thì không hề có một điều bảo
lưu nào về lãnh thổ.

Quốc hội bác yêu sách này với đa số. Nhưng yêu sách về lãnh thổ của
Cambodge thì được một số dân biểu cách tả của quốc hội Pháp ủng hộ.


Thấy đòi nguyên cả Nam Kỳ không xong, ngày 2-5-1949 Quốc hội Cam-
bodge cho ra một kiến nghị yêu cầu nhà nước Pháp phân định lại biên giới.
Những người này cho rằng biên giới giữa Nam Kỳ và Miên chưa bao giờ
được phân định. Các cuộc phân định trước hoàn toàn mang tính cách thiên
vị, gây thiệt hại cho Cambodge. Kiến nghị này cũng bị quốc hội Pháp bác

Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32