Page 31 - DACSAN71
P. 31
31 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
». Điều nên biết, chiến thắng ngày 30-4-1975 của CS miền Bắc đã làm cho
lãnh đạo Bắc Kinh tức tối. Chủ trương của TQ từ xưa nay là chống lại VN
thống nhất, cũng như chống lại việc VN quá thân thiện hay lệ thuộc vào
Liên Xô. Phía bắc, áp lực của Liên Xô đã trầm trọng, quân Liên Xô đóng
dài dài trên biên giới gây áp lực. Biển Hoa Đông thì bị Nhật, Đài Loan án
ngữ. Biển Đông thì hạm đội Liên Xô đã có mặt tại Cam Ranh. Nếu Kam-
puchia hòa hoãn hay thân thiện với VN thì TQ sẽ không có cách gì để phá
vỡ thế cô lập. Mặt khác, quyền lợi của Mỹ cũng bị đe dọa, các nước chung
quanh như Thái Lan, Mã Lai v.v... sẽ sụp đổ, theo như thuyết Domino của
Mỹ. Vì vậy Bắc Kinh, cũng như Mỹ, chắc chắn phải tìm cách đẩy hai bên
VN và Kampuchia vào thế đối đầu.
Vì thế, cả hai đại cường, Mỹ và TQ, một tư bản, một cộng sản, do cùng
mục tiêu ngăn chặn Liên Xô bành trướng, lại hợp tác với nhau, ra mặt ủng
hộ Pol Pot chống lại VN. Dĩ nhiên, nguyên nhân bên ngoài là tranh chấp
đất đai, nhưng bên trong là sự tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược trong
khu vực của các đại cường. Vì vậy, như đã nói, lãnh thổ trong quảng thời
gian này là cái cớ để chiến tranh bùng nổ.
Để kích thích VN vào vòng chiến, trong lúc phái đoàn Khmer đỏ còn ở Hà
Nội thì quân Khmer đỏ đã đánh chiếm cù lao Poulo Wai trong vịnh Thái
Lan. Dọc biên giới thì quân Khmer đỏ đã sẵn sàng dàn quân ứng chiến.
Như thường lệ, những người dân VN sinh sống ở Kampuchia lại trở thành
nạn nhân. Trên 150.000 người bị ngược đãi, trục xuất về VN. Con số bị
giết không biết là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không nhỏ. Tháng 6 năm
1976, VN gởi sứ giả sang Nam Vang hy vọng làm dịu tình hình, nhưng
phía Khmer đỏ đòi phải phân định lại biên giới, thay đổi đường biên giới
theo các bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành năm 1954, trong khi
phía VN thì nhìn nhận đường biên giới hiện trạng là đường biên giới thể
hiện trên bộ bản đồ này. Mặt khác, hai bên cũng không đồng thuận về biên
giới trên biển.
Phía Khmer đỏ gia tăng khiêu khích, từ năm 1975 đến 1978, bọn này đã
tiến sang VN đánh phá và tàn sát dân chúng ở 25 huyện và 96 xã, gây ra
trên 257.000 nạn nhân màn trời chiếu đất. Trong năm 1977, Pol Pot cho
quân lính tiến sang Tây Ninh tàn sát dân chúng sinh sống ở đây, nhưng sự
phản ứng của quân VN, do thiện chiến hơn, đã làm cho quân Khmer thiệt
hại nặng. Và cũng để trả đũa những vụ tàn sát dân lành vô tội sinh sống các
tỉnh dọc biên giới, tháng 12 năm 1977, VN mở một cuộc hành quân thần
tốc vào tỉnh Svay Rieng khiến quân Khmer đỏ thiệt hại nặng nề. Cuối năm,
Pol Pot tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với VN.
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
». Điều nên biết, chiến thắng ngày 30-4-1975 của CS miền Bắc đã làm cho
lãnh đạo Bắc Kinh tức tối. Chủ trương của TQ từ xưa nay là chống lại VN
thống nhất, cũng như chống lại việc VN quá thân thiện hay lệ thuộc vào
Liên Xô. Phía bắc, áp lực của Liên Xô đã trầm trọng, quân Liên Xô đóng
dài dài trên biên giới gây áp lực. Biển Hoa Đông thì bị Nhật, Đài Loan án
ngữ. Biển Đông thì hạm đội Liên Xô đã có mặt tại Cam Ranh. Nếu Kam-
puchia hòa hoãn hay thân thiện với VN thì TQ sẽ không có cách gì để phá
vỡ thế cô lập. Mặt khác, quyền lợi của Mỹ cũng bị đe dọa, các nước chung
quanh như Thái Lan, Mã Lai v.v... sẽ sụp đổ, theo như thuyết Domino của
Mỹ. Vì vậy Bắc Kinh, cũng như Mỹ, chắc chắn phải tìm cách đẩy hai bên
VN và Kampuchia vào thế đối đầu.
Vì thế, cả hai đại cường, Mỹ và TQ, một tư bản, một cộng sản, do cùng
mục tiêu ngăn chặn Liên Xô bành trướng, lại hợp tác với nhau, ra mặt ủng
hộ Pol Pot chống lại VN. Dĩ nhiên, nguyên nhân bên ngoài là tranh chấp
đất đai, nhưng bên trong là sự tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược trong
khu vực của các đại cường. Vì vậy, như đã nói, lãnh thổ trong quảng thời
gian này là cái cớ để chiến tranh bùng nổ.
Để kích thích VN vào vòng chiến, trong lúc phái đoàn Khmer đỏ còn ở Hà
Nội thì quân Khmer đỏ đã đánh chiếm cù lao Poulo Wai trong vịnh Thái
Lan. Dọc biên giới thì quân Khmer đỏ đã sẵn sàng dàn quân ứng chiến.
Như thường lệ, những người dân VN sinh sống ở Kampuchia lại trở thành
nạn nhân. Trên 150.000 người bị ngược đãi, trục xuất về VN. Con số bị
giết không biết là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không nhỏ. Tháng 6 năm
1976, VN gởi sứ giả sang Nam Vang hy vọng làm dịu tình hình, nhưng
phía Khmer đỏ đòi phải phân định lại biên giới, thay đổi đường biên giới
theo các bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành năm 1954, trong khi
phía VN thì nhìn nhận đường biên giới hiện trạng là đường biên giới thể
hiện trên bộ bản đồ này. Mặt khác, hai bên cũng không đồng thuận về biên
giới trên biển.
Phía Khmer đỏ gia tăng khiêu khích, từ năm 1975 đến 1978, bọn này đã
tiến sang VN đánh phá và tàn sát dân chúng ở 25 huyện và 96 xã, gây ra
trên 257.000 nạn nhân màn trời chiếu đất. Trong năm 1977, Pol Pot cho
quân lính tiến sang Tây Ninh tàn sát dân chúng sinh sống ở đây, nhưng sự
phản ứng của quân VN, do thiện chiến hơn, đã làm cho quân Khmer thiệt
hại nặng. Và cũng để trả đũa những vụ tàn sát dân lành vô tội sinh sống các
tỉnh dọc biên giới, tháng 12 năm 1977, VN mở một cuộc hành quân thần
tốc vào tỉnh Svay Rieng khiến quân Khmer đỏ thiệt hại nặng nề. Cuối năm,
Pol Pot tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với VN.
Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau