Page 34 - DACSAN71
P. 34
Muõ Ñoû 71 - XUAÂN AÁT MUØI 2015 34

Krom, điều này đã được củng cố bởi thời gian hàng nhiều thế kỷ qua, cũng
như được bảo đảm bởi luật lệ quốc tế. Ý nghĩa của từ chủ quyền ở đây là
« quyền lực chủ tể » trên vùng lãnh thổ đó chứ không phải là « quyền làm
chủ », hay quyền sở hữu vùng lãnh thổ đó như nhiều người đã hiểu lầm.
Quyền lực chủ tể có thể ban phát quyền sở hữu về đất đai, nhưng cũng có
thể truất hữu, hay bãi bỏ quyền đó. Vấn đề là nhà nước CSVN lạm dụng «
quyền chủ tể » này, truất hữu hàng loạt ruộng đồng, nhà cửa, không chỉ của
dân bản địa, mà của nhân dân trên khắp ba miền đất nước, gây sự bất mãn
cùng cực nơi mọi tầng lớp người dân. Cán bộ CS lạm dụng quyền chức,
lấy đất của người thấp cổ bé miệng giao cho những thế lực tài phiệt nhằm
trục lợi. Các điều này tạo ra những bất công, làm cho sự thù hận của người
dân ngun ngút đến trời cao.


Vì vậy, do nhập nhằng về khái niệm, những người dân bản địa phẫn uất đã
bỏ VN sang sinh sống ở Kampuchia. Tại đây họ được các thế lực bài Việt
kích động, trở lại chống VN. Điều cần nhấn mạnh: họ là người VN, sinh
đẻ tại VN, tổ tiên của họ đã ở trên vùng đất đó từ lâu đời. Điều ngạc nhiên
là đến bây giờ những người này vẫn bị xem là « người Việt gốc Miên ».
Tức là chính sách phân biệt giai cấp của CSVN đã đổi màu để biến thành
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.


Trên đất Kampuchia, mặc dầu họ có chung nguồn gốc xa xôi, nhưng họ
vẫn là người VN. Để tạo sự tin tưởng nơi người Kampuchia chính gốc,
những người dân Việt ly hương này chống VN còn cực đoan hơn những
người dân Kampuchia chính gốc. Đây là một hiện tượng tâm lý, dễ bị
người khác lợi dụng.


Điều đáng lo ngại là TQ có thể sử dụng lớp người bất mãn này, nuôi dưỡng
họ, huấn luyện họ. Trong khi kinh tế Kampuchia lại có khuynh hướng phát
triển hơn VN. Việc này càng tạo cho Kampuchia một sức hút khiến người
Việt đổ xô về đây tìm cách sinh sống. Tất cả các yếu tố này đều nguy hiểm
cho VN. Ta không thể bỏ qua viễn tượng, một ngày nào đó, chính những
người Việt này được TQ vũ trang để trở về chống lại VN.

Lúc đó, một VN yếu, kinh tế kém phát triển, kéo theo sự yếu kém về quân
sự, có thể dễ dàng bị lệ thuộc vào nước ngoài.

7/ Giải pháp nào?

Như đã nói, vấn đề bài Việt ở những người dân bản địa VN, vấn đề đòi lại
đất, là do từ chính sách hà khắc của nhà nước CSVN. Chủ trương « sở hữu

Tieåu ñoaøn Quaân y - Giöû ñôøi cho nhau
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39