Page 22 - DACSAN71
P. 22
Muõ Ñoû 71 - XUAÂN AÁT MUØI 2015 22
xưa đã bị đế quốc Thái tiêu diệt gần hết. Dân chúng Khmer sót lại đã chạy
đi tản mát, một số trở thành các bộ lạc nhỏ trong rừng sâu, núi thẳm, số
còn lại lui về lập đô ở Nam Vang. 2/3 diện tích nước Thái Lan hiện nay vốn
ngày xưa thuộc về đế quốc Khmer. Các di tích lịch sử, đền đài của Khmer
như Angkor Thom và Angkor Vat, hoàn toàn xóa bỏ trong ký ức của dân
Khmer, bị bỏ hoang phế. Chỉ đến giữa thế kỷ thứ 19 thì các phế tích này
mới được mọi người biết đến.
Công cuộc nam tiến của VN, cũng như sự bành trướng của đế quốc Thái
gặp nhau. Vô hình chung đế quốc Khmer ở Nam Vang trở thành một quốc
gia « trái độn » ở giữa hai thế lực mạnh mẽ là Thái và Việt. Việc dằn co hai
bên Thái-Việt về Khmer kéo dài khoảng 1 thế kỷ.
Trong khoảng thời gian dằn co này, ta có thể nói rằng VN đã xây dựng và
củng cố xong địa bàn của mình ở miền Nam hiện nay. Các tỉnh Biên Hòa,
Mỹ Tho được xây dựng dưới thời các chúa Nguyễn, nhờ công lao các cựu
trung thần nhà Minh, như Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên. Khu
vực Hà Tiên và vùng chung quanh như Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc…
cũng được xây dựng nhờ công lao của một người Hoa khác, thần phục VN,
tên là Mạc Cửu.
Năm 1834 dưới triều Minh Mạng, VN đã áp đặt được quyền lực của mình
lên đế quốc Khmer. Nam Vang được gọi là « Trấn Tây Thành », lãnh thổ
nước này được phân chia ra thành 32 tỉnh, huyện. Đến năm 1841, được sự
trợ giúp của quân Xiêm, dân Khmer ở Nam Vang nổi loạn, quân VN phải
rút đi. Nhưng đến năm 1845 phía Khmer lại cầu cứu VN, vì so ra ách cai
trị của quân Xiêm còn bạo tàn nhiều hơn VN. Cuối cùng đế quốc Khmer
phải chịu thần phục cùng lúc hai nước VN và Thái Lan. Việc này kéo dài
cho đến khi đế quốc Pháp vào VN.
Trong khoảng thời gian này thì không có vấn đề gọi là « tranh chấp về biên
giới hay lãnh thổ » giữa hai bên Việt và Miên, mà chỉ có hiện tượng gọi là
cá lớn nuốt cá bé, xảy ra thường trực ở mọi nơi trên thế giới. Tức là, một
dân tộc muốn tồn tại là phải mạnh và không thể để hiện hữu các thế lực đe
dọa chung quanh. Ta thấy, ở Châu Á, trường hợp đế quốc Trung Hoa với
các dân tộc chung quanh, hay tại Châu Âu, Trung Á, các nước Ả Rập...
các đế quốc chinh phục lẫn nhau để mở rộng bờ cõi. Mạnh được yếu thua.
Ta thấy biết bao nhiêu đế quốc mạnh mẽ như Roma, Ottoman, các đế quốc
thuộc văn minh Nhị Hà (tức là Mésopotamia) thuộc Irak, Iran hiện nay...
có lúc cực thịnh, nhưng rồi đều suy tàn. Cá lớn nuốt cá bé. Các việc chinh
phục xảy ra thường trực mà không hề dựa trên một phép tắc hay theo một
Tieåu ñoaøn Quaân y - Giöû ñôøi cho nhau
xưa đã bị đế quốc Thái tiêu diệt gần hết. Dân chúng Khmer sót lại đã chạy
đi tản mát, một số trở thành các bộ lạc nhỏ trong rừng sâu, núi thẳm, số
còn lại lui về lập đô ở Nam Vang. 2/3 diện tích nước Thái Lan hiện nay vốn
ngày xưa thuộc về đế quốc Khmer. Các di tích lịch sử, đền đài của Khmer
như Angkor Thom và Angkor Vat, hoàn toàn xóa bỏ trong ký ức của dân
Khmer, bị bỏ hoang phế. Chỉ đến giữa thế kỷ thứ 19 thì các phế tích này
mới được mọi người biết đến.
Công cuộc nam tiến của VN, cũng như sự bành trướng của đế quốc Thái
gặp nhau. Vô hình chung đế quốc Khmer ở Nam Vang trở thành một quốc
gia « trái độn » ở giữa hai thế lực mạnh mẽ là Thái và Việt. Việc dằn co hai
bên Thái-Việt về Khmer kéo dài khoảng 1 thế kỷ.
Trong khoảng thời gian dằn co này, ta có thể nói rằng VN đã xây dựng và
củng cố xong địa bàn của mình ở miền Nam hiện nay. Các tỉnh Biên Hòa,
Mỹ Tho được xây dựng dưới thời các chúa Nguyễn, nhờ công lao các cựu
trung thần nhà Minh, như Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên. Khu
vực Hà Tiên và vùng chung quanh như Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc…
cũng được xây dựng nhờ công lao của một người Hoa khác, thần phục VN,
tên là Mạc Cửu.
Năm 1834 dưới triều Minh Mạng, VN đã áp đặt được quyền lực của mình
lên đế quốc Khmer. Nam Vang được gọi là « Trấn Tây Thành », lãnh thổ
nước này được phân chia ra thành 32 tỉnh, huyện. Đến năm 1841, được sự
trợ giúp của quân Xiêm, dân Khmer ở Nam Vang nổi loạn, quân VN phải
rút đi. Nhưng đến năm 1845 phía Khmer lại cầu cứu VN, vì so ra ách cai
trị của quân Xiêm còn bạo tàn nhiều hơn VN. Cuối cùng đế quốc Khmer
phải chịu thần phục cùng lúc hai nước VN và Thái Lan. Việc này kéo dài
cho đến khi đế quốc Pháp vào VN.
Trong khoảng thời gian này thì không có vấn đề gọi là « tranh chấp về biên
giới hay lãnh thổ » giữa hai bên Việt và Miên, mà chỉ có hiện tượng gọi là
cá lớn nuốt cá bé, xảy ra thường trực ở mọi nơi trên thế giới. Tức là, một
dân tộc muốn tồn tại là phải mạnh và không thể để hiện hữu các thế lực đe
dọa chung quanh. Ta thấy, ở Châu Á, trường hợp đế quốc Trung Hoa với
các dân tộc chung quanh, hay tại Châu Âu, Trung Á, các nước Ả Rập...
các đế quốc chinh phục lẫn nhau để mở rộng bờ cõi. Mạnh được yếu thua.
Ta thấy biết bao nhiêu đế quốc mạnh mẽ như Roma, Ottoman, các đế quốc
thuộc văn minh Nhị Hà (tức là Mésopotamia) thuộc Irak, Iran hiện nay...
có lúc cực thịnh, nhưng rồi đều suy tàn. Cá lớn nuốt cá bé. Các việc chinh
phục xảy ra thường trực mà không hề dựa trên một phép tắc hay theo một
Tieåu ñoaøn Quaân y - Giöû ñôøi cho nhau