Page 21 - DACSAN71
P. 21
21 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
do ảnh hưởng địa chính trị, hoàn cảnh lịch sử cũng như tinh thần dân tộc
chủ nghĩa mạnh mẽ từ các bên.

- Thời kỳ đầu, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến khi Nam kỳ trở thành thuộc địa
của Pháp 1862.

- Thời kỳ thứ hai, từ năm 1862 đến năm 1945, sau khi Đại chiến thế giới
kết thúc.

- Thời kỳ thứ ba, từ 1945 cho đến năm 1954, hiệp định Genève được ký
kết.

- Thời kỳ thứ tư, từ 1954 đến 1975.

- Thời kỳ thứ năm từ 1975 đến hôm nay.

Giữa hai bên có ba loại tranh chấp. 1/ về lãnh thổ trên đất liền, có hai
khuynh hướng tranh chấp, thứ nhứt là đất khu vực dọc theo biên giới, thứ
hai, tranh chấp vùng đất mà người Kampuchia gọi là Khmer Krom 2/ về
chủ quyền các đảo, quan trọng nhất là đảo Phú Quốc và 3/ tranh chấp về
ranh giới hải phận, về hiệu lực các đảo trong vịnh Thái Lan.

Muốn biết nội tình các tranh chấp này ra sao, lý lẽ mà các học giả Kampu-
chia vịn vào để đòi đất đai, lãnh thổ là như thế nào, cũng như các lý lẽ này
có hợp lý hay không? điều cần thiết là ta cần phải hiểu ngọn nguồn, tức là
vừa theo lịch sử của tranh chấp, vừa theo tinh thần của luật pháp quốc tế.


1/ Thời kỳ thứ nhất, thuần túy lịch sử. Cũng cần nói sơ qua vì các yêu sách
của phía Khmer hiện nay nghiêng về lịch sử.


Bắt đầu sau khi VN bình định xong Chiêm Thành khoảng đầu thế kỷ 17.
Lãnh thổ VN được mở ra về phía nam cho đến Bình Thuận. Từ đó hai dân
tộc VN và Khmer trực tiếp đối đầu với nhau. Vào thời điểm này thì đế
quốc Khmer đã suy tàn.


Đế quốc Khmer là một đế quốc hùng mạnh, cao điểm là thế kỷ thứ 11.
Theo ý kiến các học giả phương Tây thì lãnh thổ đế quốc này trải dài từ
bắc Thái Lan, một phần Miến Điện, bao gồm thêm nam Lào cho đến miền
Nam VN hiện nay. Đế quốc này suy tàn bắt đầu từ thế kỷ 14. Các đế quốc
Xiêm lần lượt mang tên Sukhôthaï, Ayuthia và Bangkok, đã chinh phục
hầu như 80% lãnh thổ đế quốc Khmer. Đế quốc Khmer hùng mạnh ngày

Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26