Page 16 - DACSAN71
P. 16
Muõ Ñoû 71 - XUAÂN AÁT MUØI 2015 16

các nước Châu Á. Đồng thời cho họ thấy sự phát triển của Trung quốc
hiện đứng đầu thế giới về kinh tế sẽ thực sự mang đến lợi ích kinh tế cho
họ. Cùng với âm mưu đó, Bắc Kinh gieo rắc sự ngờ vực vào thế lực, thái
độ cứng rắn cũng như sự quyết tâm của Mỹ trong chiến lược xoay trục tại
khu vực Thái Bình Dương. Lẽ dĩ nhiên để thích ứng với hoàn cảnh này
các quốc gia trong vùng sẽ phải nghĩ đến chuyện điều chỉnh lại chính sách
ngoại giao, ngả theo Trung quốc và nới lỏng ngoại giao với Hoa Kỳ cho
phù hợp với lợi ích của mình.

Trong thời gian vừa qua, để thu phục các nước trong vùng Thái Bình
Dương, Trung Quốc bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế. Bắc Kinh hứa
hẹn sẽ bỏ ra hàng chục tỷ Mỹ Kim làm sống lại “Con đường tơ lụa thế kỷ
21”, trên đất liền cũng như trên biển, một tuyến đường thương mại mà Bắc
Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà các nước
trong vùng sẽ được chung hưởng khi giao dịch với Trung quốc. Tham
vọng này còn nằm trong âm mưu nhằm gạt bỏ Hoa kỳ ra ngoài việc tranh
chấp ở Biển Đông.


Không phải đột nhiên mà Trung quốc rút bỏ dàn khoan cắm trong vùng
lãnh thuộc lãnh hải Việt Nam không kèn, không trống, chẳng qua Bắc kinh
muốn làm giảm những lo ngại cho các nước trong vùng và để chủ trương
chiêu dụ có hiệu quả. Cũng nằm trong chiến lược này Trung quốc nhắm
vào ASEAN, một liên minh chính trị, kinh tế và xã hội của 10 quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á. Với tổng hợp GDP trên 2,3 ngàn tỷ Mỹ kim
ASEAN là một liên minh thương mại có thể ảnh hưởng và làm thiên lệch
cán cân kinh tế trên thế giới. Cuối năm qua để lấy lòng và trấn an những
nước trong hiệp hội ASEAN, ông Tập Cận Bình tuyên bố trước Quốc Hội
Úc rằng, Trung quốc sẽ luôn luôn mong muốn giải quyết hòa bình với mọi
quốc gia có quyền lợi và tranh chấp trên Biển Đông.
Chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được đưa
ra vì ngoài vấn đề chính trị, còn liên quan đến vấn đề kinh tế. Liên minh
ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) gắn liền với tương lai và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và những quốc
gia trong vùng, trong đó có cả Việt Nam, vào những thập niên tới. Chính
vì vậy trong những năm tới đây, Hoa Kỳ phải nỗ lực tăng cường đầu tư về
ngoại giao và kinh tế tại châu Á -Thái Bình Dương, và không quên được
tầm quan trọng của khu vực này đối với Hoa Kỳ trước chiến lược bành
trướng, tham vọng bá quyền của Trung quốc.

Trong vòng hai năm còn lại, với đảng đối lập nắm đa số trong quốc hội,
liệu ông Obama có đủ uy tín ngoại giao đối với nước Châu Á Thái Bình

Tieåu ñoaøn Quaân y - Giöû ñôøi cho nhau
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21