Page 25 - DACSAN71
P. 25
25 Muõ Ñoû 71- Xuaân AÙt Muøi - 2015
thành phần của khối này, cùng với Cochinchine (Nam Kỳ), An Nam (Trung
Kỳ) và Tonkin (Bắc Kỳ). Lào chỉ được thành lập sau này, do yêu cầu của
ông August Pavie, vào năm 1893.


Đường biên giới giữa Cochichine (miền nam) và Cambodge trở thành
đường biên giới hành chánh, nội bộ của Đông dương, thuộc thẩm quyền
của quan Toàn Quyền người Pháp.

Vùng Darlac thì được sáp nhập và VN năm 1895. Điều này xảy ra do việc
trao đổi đất đai: VN nhượng đất Trấn Ninh cho Lào, đồng thời Lào nhường
vùng đất phía nam nước này cho Cambodge. Nhưng sau đó, năm 1899
vùng này lại trả về Lào, đến năm 1904 mới chính thức trở lại VN. Năm
1923 vùng Kontum cũng được nhập vào Darlac, đồng thời với vùng đất đỏ
phía nam là Buôn Mê Thuộc.

Về lãnh thổ trên biển thì được xác định năm 1939, do nghị quyết của Toàn
quyền Brévié. Đó là một đường thẳng 140°, thẳng góc so với bờ biển,
theo đó các đảo phía bắc đường này thuộc Cambodge và các đảo phía nam
thuộc VN, trong đó bao gồm đảo Phú Quốc.

Đến năm 1939, biên giới trên đất liền hai bên Việt-Khmer được phân định
hoàn tất. Biên giới này là biên giới thuộc địa, thuộc nội bộ của nước Pháp,
chứ không phải là đường biên giới quốc tế giữa quốc gia với quốc gia.


Các học giả Kampuchia hiện nay, một số theo chủ nghĩa « irrédentisme »,
tức chủ nghĩa đòi lại đất, cho rằng Pháp đã thiên vị VN lúc phân định biên
giới, do đó có khuynh hướng không nhìn nhận đường biên giới này. Chủ
quyền đảo Phú Quốc và các đảo chung quanh cũng bị đặt lại. Điều này
không phù hợp với các luật lệ cũng như tập quán quốc tế.


Theo nguyên tắc « Uti possidetis » của công pháp quốc tế, áp dụng cho
lãnh thổ các nước thuộc địa sau khi lấy lại được nền độc lập. Trong thời kỳ
thuộc địa, lãnh thổ đó do bên này quản lý, thì sau khi dành được độc lập,
vùng đất đó sẽ tiếp tục do bên này quản lý.


Vì vậy, hầu hết lập luận của các học giả Kampuchia hiện nay, khi lên tiếng
đòi lại đất của VN, như đảo Phú Quốc, vùng lãnh thổ gọi là Khmer Krom
(tức là vùng đất hiện nay thuộc tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…),
đều không thuyết phục, nếu không nói là trái ngược với luật lệ và tập quán
quốc tế.



Tieåu ñoaøn Quaân Y - Giöû ñôøi cho nhau
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30