Page 211 - DanSan68
P. 211
Muõ Ñoû 68 211
ra thơ “hay” mà thôi − thì thật sự: Bùi Giáng mà chúng ta đều biết đã chết
từ ban sơ rồi!
* * *
Còn hai con mắt, ngó người một
con
Hồi còn nhỏ, vào một buổi trưa
nắng hè, lần đầu được mẹ mua
cho cây cà rem, vừa nuốt qua cổ,
tôi cảm nhận được ngay sự mát
lạnh, ngon ngọt mà chẳng hiểu
tại sao. Hai chữ “miên trường”
tạo cho tôi cái cảm giác cũng vậy,
thấy hay mà không biết tại sao
hay. Lớn lên, muốn vạch ra bí ẩn,
tôi cố tìm ra nguồn căn. Lục ra
được hai chữ “miên” trong cuốn
Hán Việt Tự Điển Thiều Chửu
có vẻ hợp với câu văn. Miên - có
nghĩa là nhắm mắt, giấc ngủ; và
(cũng) miên - - nghĩa là ràng rịt.
Sau khi bổ câu thơ làm hai, chẻ
thêm lần nữa thành bốn, tận dụng bộ não cỏn con, với mớ lý luận sơ đẳng,
đại khái tôi hiểu như thế này. Theo nghĩa thứ nhất: mùa xuân phía trước,
giấc ngủ dài phía sau. (Bùi Giáng có lần nhắc lại “miên trường” với nghĩa
giấc ngủ dài [tìm Hi Lạp giữa Đông phương/em đi vào giấc miên trường
hư không]). Trong cái sát na của va chạm (chào nhau) giữa hai thể lực, ngộ
kiến nảy sinh ở mốc điểm, nhìn ra quá khứ vị lai, hay sự tương phản của
đối tượng. Ở đây “mùa xuân/miên trường” là hai bất tương gần nhau. Theo
nghĩa thứ hai: mùa xuân phía trước, tơ vò phía sau. Thời gian là chiều dài.
Ngắt quãng ở đâu đó làm hiện tại. Bên kia là chập chùng quá khứ. Bên này
là trong sáng tương lai. Đừng bìu ríu lớp dĩ vãng chằng chịt, hãy dấn thân
phía trước hiên ngang. Tới đây tôi rất hãnh diện về những khám phá mới
này, từ nay trở đi có thể khoe khoang và giải nghĩa cho mọi người rằng tôi
đã giải mã được hai câu bí ẩn hơn mấy chục năm. Rất tiếc và cũng khốn
thay! Tôi đồng thời cũng nhận ra rằng hai chữ “miên trường” đã vơi đi
nhiệm mầu! Lão Tử đã chẳng nói “Đạo khả đạo phi thường đạo.” đó sao?
Phạm Công Thiện cũng có lần nói bình thơ là phạm thượng (blasphemy).
Và dĩ nhiên Bùi Giáng quá biết về cái taboo lớn lao ấy:
“Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được…” (Thi Ca
Tư Tưởng).
Chúng ta đừng động tới thơ, vốn mong manh sương khói, bởi vì lẽ “đếm
Giả từ Denver
ra thơ “hay” mà thôi − thì thật sự: Bùi Giáng mà chúng ta đều biết đã chết
từ ban sơ rồi!
* * *
Còn hai con mắt, ngó người một
con
Hồi còn nhỏ, vào một buổi trưa
nắng hè, lần đầu được mẹ mua
cho cây cà rem, vừa nuốt qua cổ,
tôi cảm nhận được ngay sự mát
lạnh, ngon ngọt mà chẳng hiểu
tại sao. Hai chữ “miên trường”
tạo cho tôi cái cảm giác cũng vậy,
thấy hay mà không biết tại sao
hay. Lớn lên, muốn vạch ra bí ẩn,
tôi cố tìm ra nguồn căn. Lục ra
được hai chữ “miên” trong cuốn
Hán Việt Tự Điển Thiều Chửu
có vẻ hợp với câu văn. Miên - có
nghĩa là nhắm mắt, giấc ngủ; và
(cũng) miên - - nghĩa là ràng rịt.
Sau khi bổ câu thơ làm hai, chẻ
thêm lần nữa thành bốn, tận dụng bộ não cỏn con, với mớ lý luận sơ đẳng,
đại khái tôi hiểu như thế này. Theo nghĩa thứ nhất: mùa xuân phía trước,
giấc ngủ dài phía sau. (Bùi Giáng có lần nhắc lại “miên trường” với nghĩa
giấc ngủ dài [tìm Hi Lạp giữa Đông phương/em đi vào giấc miên trường
hư không]). Trong cái sát na của va chạm (chào nhau) giữa hai thể lực, ngộ
kiến nảy sinh ở mốc điểm, nhìn ra quá khứ vị lai, hay sự tương phản của
đối tượng. Ở đây “mùa xuân/miên trường” là hai bất tương gần nhau. Theo
nghĩa thứ hai: mùa xuân phía trước, tơ vò phía sau. Thời gian là chiều dài.
Ngắt quãng ở đâu đó làm hiện tại. Bên kia là chập chùng quá khứ. Bên này
là trong sáng tương lai. Đừng bìu ríu lớp dĩ vãng chằng chịt, hãy dấn thân
phía trước hiên ngang. Tới đây tôi rất hãnh diện về những khám phá mới
này, từ nay trở đi có thể khoe khoang và giải nghĩa cho mọi người rằng tôi
đã giải mã được hai câu bí ẩn hơn mấy chục năm. Rất tiếc và cũng khốn
thay! Tôi đồng thời cũng nhận ra rằng hai chữ “miên trường” đã vơi đi
nhiệm mầu! Lão Tử đã chẳng nói “Đạo khả đạo phi thường đạo.” đó sao?
Phạm Công Thiện cũng có lần nói bình thơ là phạm thượng (blasphemy).
Và dĩ nhiên Bùi Giáng quá biết về cái taboo lớn lao ấy:
“Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được…” (Thi Ca
Tư Tưởng).
Chúng ta đừng động tới thơ, vốn mong manh sương khói, bởi vì lẽ “đếm
Giả từ Denver