Page 199 - DanSan68
P. 199
Muõ Ñoû 68 199





















vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí
mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội
được đi qua eo biển Đài Loan một cách suông sẻ, giành được thời cơ cho
cuộc chiến.”

Sự tiết lộ này cho thấy Mao và Tưởng tranh chấp sống chết với nhau về
chủ nghĩa, về tự do nhân quyền, nhưng khi vì quyền lợi quốc gia (chiếm
Hoàng Sa từ tay Việt Nam là một quyền lợi quốc gia của Trung quốc, Mao
và Tưởng đều được hưởng) Tưởng sẵn sàng giúp Mao hành động. Điều
này chứng tỏ Tưởng không bị Hội chứng “Appeasement Complex” làm
tê liệt suy nghĩ của mình chứ không có nghĩa Tưởng Giới Thạch (để cho
hạm đội Đông Hải của Mao đi qua eo biển Đài Loan) có thái độ hòa giải
hòa hợp gì với Mao.

Bối cảnh quan hệ Liên xô, Trung quốc và viễn ảnh Hoa kỳ phải rút quân
ra khỏi Tây Thái Bình Dương sau khi ký Hiệp Định Paris (1973) đã đưa
Nixon và Kissinger đến quyết định chiến lược “giao” Hoàng Sa cho Trung
quốc chận đường tiến về Nam Thái Bình Dương của Liên Xô. Gần 20 năm
sau chiến lược này phá sản khi Liên xô sụp đổ và Trung quốc trở thành cừu
địch chính của Hoa kỳ ở Tây Thái Bình Dương.


Hoa kỳ nay đã trở lại Tây Thái Bình Dương. Nhưng bài học cũ sẽ làm
cho Hoa kỳ cân nhắc hơn trong mọi động thái. Riêng Việt Nam trước sau
vẫn là một nước nhỏ ở giữa gọng kềm tranh chấp quốc tế. “Khôn sống,
mống chết”, người xưa đã dạy. Và bài học “làm thế nào để khôn” đầy dẫy
trong cách hành xử của cha ông chúng ta.


Nguồn: Trần Bình Nam/nguoivietboston

Giả từ Denver
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204