Page 197 - DanSan68
P. 197
Muõ Ñoû 68 197

chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải
quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm
đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt
thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có
lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau
khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm
đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận
hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã
can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về
trong một thời gian ngắn. Riêng ông Gerald Kosh nhân viên tình báo Hoa
Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài
viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai
bên nổ súng Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa
Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi
hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo
Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không
chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống
Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.

Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược
của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang xô viết sụp đổ,
Trung quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa.
Mặt khác vấn đề Đài loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung quốc căng
thẳng, căn cứ Paracels của Trung quốc trở thành một cái gai trước mắt của
Hoa Kỳ.”

Ngòai ra trong TLTQ có hai điểm khác đáng để ý:
Thứ nhất. TL viết: “Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận
hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên
bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay
Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu
về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện
này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa
xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã
khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề
Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống
nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt
Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc”

Để nhấn mạnh điểm này trước khi kết thúc TLTQ còn ghi như một lời
cuối.

Giả từ Denver
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202