Page 192 - DanSan68
P. 192
192 Muõ Ñoû 68
Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa. Trung quốc nói của Trung quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày
25 tháng 11 vừa qua thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức tuyên bố
trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.
Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã
mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ Hoàng sa ngày 19/1/1974, như
các tài liệu của Trung Tá Trần Đổ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết
của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều
tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó, tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải
Chiến Hoàng Sa” do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn
thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.
Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng
trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên
blog basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com



Bối cảnh quốc tế


xung quanh vụ



Trung Quốc


đánh chiếm



Hoàng Sa 1974







chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung
quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên
của chính quyền Trung quốc. Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài
liệu Trung quốc, hay gọn là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không
thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt
Nam Cộng Hòa là Nam Việt.
Nhiều chi tiết trong TL đã được các tài liệu về phía quốc gia công bố.
Trước hết bản đồ dàn trận Hoàng Sa của TL rất giống tài liệu của Hải

Giả từ Denver
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197