Page 187 - DanSan68
P. 187
Muõ Ñoû 68 187
một hệ thống tương tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu
Âu đang phát triển hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo.
Chú ý rằng cả GPS và GLONAS đều được phát triển trước hết cho mục
đích quân sự. Nên mặc dù chúng có cho dùng dân sự nhưng không hệ nào
đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa
mãn được những yêu cầu an toàn cho dẫn đường dân sự hàng không và
hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời điểm có hoạt động
quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó. Chỉ có hệ thống dẫn
đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đặt
mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân
sự.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980
chính phủ Mỹ cho phép sử dụng dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều
kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê
bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS.
Sự hoạt động của GPS
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo
một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.
Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính
được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh
thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng.
Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với
nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí
của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai
chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được
tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều
(kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy
thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động,
bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian
Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
Độ chính xác của GPS
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh
hoạt động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của
Garmin) nhanh chóng khóa vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng
duy trì chắc chắn liên hệ này, thậm chí trong tán lá rậm rạp hoặc thành phố
với các toà nhà cao tầng. Tình trạng nhất định của khí quyển và các nguồn
gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các
máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Hệ Tăng Vùng Rộng, Wide
Area Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3
Giả từ Denver
một hệ thống tương tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu
Âu đang phát triển hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo.
Chú ý rằng cả GPS và GLONAS đều được phát triển trước hết cho mục
đích quân sự. Nên mặc dù chúng có cho dùng dân sự nhưng không hệ nào
đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa
mãn được những yêu cầu an toàn cho dẫn đường dân sự hàng không và
hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời điểm có hoạt động
quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó. Chỉ có hệ thống dẫn
đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đặt
mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân
sự.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980
chính phủ Mỹ cho phép sử dụng dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều
kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê
bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS.
Sự hoạt động của GPS
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo
một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.
Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính
được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh
thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng.
Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với
nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí
của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai
chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được
tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều
(kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy
thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động,
bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian
Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
Độ chính xác của GPS
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh
hoạt động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của
Garmin) nhanh chóng khóa vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng
duy trì chắc chắn liên hệ này, thậm chí trong tán lá rậm rạp hoặc thành phố
với các toà nhà cao tầng. Tình trạng nhất định của khí quyển và các nguồn
gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các
máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Hệ Tăng Vùng Rộng, Wide
Area Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3
Giả từ Denver