Page 185 - DanSan68
P. 185
Muõ Ñoû 68 185

có thể dễ dàng loại trừ sai số này bằng cách tính toán ra lượng hiệu chỉnh
cần thiết để 4 mặt cầu giao nhau tại một điểm. Dựa vào đó, máy thu tự
động điều chỉnh đồng hồ cho đồng bộ với đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh.
Nhờ đó mà đồng hồ trên máy thu có độ chính xác gần như tương đương
với đồng hồ nguyên tử. Vậy là chuyện đo khoảng cách đã được giải quyết
ổn thoả.



























Biết khoảng cách rồi, chúng ta còn phải biết vị trí chính xác của các vệ tinh
trên quĩ đạo. Điều này cũng không khó lắm vì các vệ tinh chuyển đông trên
các quĩ đạo biết trước và có thể dự đoán được.Trong bộ nhớ của mỗi máy
thu đều có chứa một bảng tra vị trí tính toán của tất cả các vệ tinh vào bất
kỳ thời điểm nào gọi là Almanac. Lực hút của mặt trăng, mặt trời có ảnh
hưởng nhất định làm thay đổi quĩ đạo của các vệ tinh một chút xíu nhưng
bộ quốc phòng Mỹ liên tục theo dõi vị trí chính xác của các vệ tinh và
truyền thông số hiệu chỉnh đến các máy thu thông qua tín hiệu từ vệ tinh.


Vậy là cả hai vấn đề khoảng cách và vị trí đã giải quyết xong, và hệ thống
cơ bản hoạt động tốt, tuy nhiên, người ta nhận thấy hệ thống có nhiều sai
số. Nguyên nhân đầu tiên là do việc giả sử rằng các tín hiệu vệ tinh được
truyền theo đường thẳng đến các máy thu với vận tốc không đổi. Trong
thực tế, bầu khí quyến trái đất ít nhiều làm chậm tốc độ truyền, đặc biết là
khi sóng điên từ đi qua các tầng điện ly và đối lưu. Do tính chất của các
tầng này khác nhau tại các vị trí khác nhau trên trái đất nên độ trễ này phụ
thuộc vào vị trí của máy thu trên mặt đất, điều đó có nghĩa là khó có thể
loại trừ sai số này. Gần đây người ta tạo ra các mô hình toán học mô phỏng

Giả từ Denver
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190