Page 218 - MuDo67
P. 218


Lý vén chiếc váy mụ Tình ở cạnh chuồng lợn... mà đến bấy giờ Bá mới
thấy rằng nếu con Lựu cũng mặc váy như mụ Tình thì hay hơn là nó mặc
quần. Đàn bà, con gái miền bắc đã mặc váy từ rất lâu, từ đời ông tổ “tám
hoánh” nào rồi. Mãi sau, lớp trẻ lớn lên thì Bá đã thấy bọn con gái mặc
quần có ống. Cái này, theo Bá hiểu thì chắc là cách mạng đã “tổ chức” cho
nhân dân mặc quần để thay cho những chiếc váy. Vì thế cách mạng mới
gọi nhân dân là “quần chúng”. Bá nghĩ, cuộc cách mạng ấy rất là... bất tiện.
Bá từng thấy có những người đàn bà đứng đái ngay... giữa chợ. Họ đứng
dạng chân tại chỗ, hai tay nắm lấy thân váy kéo rộng ra, cứ thế là đứng đái
tự nhiên. Sau này, những đứa con gái mặc quần tức đám “quần chúng” bây
giờ không còn được hưởng những tiện nghi như thế nữa. Lão Lý chỉ việc
kéo gấu váy mụ Tình để... “đấu tranh”. Chú Thông Núi bảo, nói đến đấu
tranh là phải nói tới “Phê bình”. Một lần chú phê bình chiếc váy đàn bà
là cổ hủ. Con mụ mắt toét phản động nào đó phản ứng ngay: “Cha bố nó,
cách mạng thì cũng chỉ ở trong váy bà mà chui ra, chứ nó ở cái lỗ nẻ nào
đây...”. “Quần chúng” xúm lại phê bình mụ. Từ đó mụ “câm như hến”.
Chú Thông Núi bảo, chú phê bình chiếc váy là cổ hủ, mụ mắt toét nào đó
phản ứng lại là mụ ta phê bình sự phê bình của chú. Quần chúng tiến bộ
phê bình sự phê bình của phê bình là... biện chứng. Chú bảo, luôn luôn
phải có phê bình. Phê bình mới tìm ra sự thật. Biện chứng là vô địch. Chú
nhấn mạnh, quần chúng bao giờ cũng sáng suốt. Lẽ phải bao giờ cũng
thuộc về quần chúng. Bá không hoàn toàn đồng ý. Bá chỉ thấy rằng “quần
chúng” là... rất bất tiện.
Kể đến đây thì dường như Bá có hơi ngập ngừng. Không thấy Bá nói tiếp
về vụ “đấu tranh” với con Lựu ở bờ sông hôm ấy. Nguyễn Kỳ Cùng thắc
mắc về chỗ... mồ hôi dầu. Bá bảo:
“Ở gần háng của nó đấy”.
Nguyễn Kỳ Cùng nhắc lại:
“Ở ngay trong háng?”.
“Thì cũng... loanh quanh gần đó thôi... chắc là bên trên gối chân”, Bá
khẳng định.
“Đứa con gái nào cũng có mồ hôi dầu”, Bá nhắc lại chắc như đinh đóng
cột.
Rồi Bá kết luận ngắn gọn:
“Đếch... chịu được”.
Nguyễn Kỳ Cùng cảm thấy hình như có một cái gì đó không ổn, bởi vì khi
nói tới chỗ mồ hôi dầu thì Bá phát biểu lung tung, lúc thì ở chỗ này, lúc
thì ở chỗ khác...
Lần ấy, Hà Văn Bá đã dành rất niều thì giờ để nói cho Nguyễn Kỳ Cùng
nghe về những chỗ... “nhược” của đàn bà con gái. Bài học ấy, Nguyễn Kỳ
Cùng nhớ suốt đời vì nó không đem đến cho mình bất cứ một sự thành
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223