Page 220 - MuDo67
P. 220


“Táo Tầu thơm... đếch chịu được!”.
Bá còn nói nhiều lắm, nhưng bài học hôm ấy, Nguyễn Kỳ Cùng chỉ còn
nhớ đến khu vực có mồ hôi dầu của “quần chúng”, và bài học này đã đi
theo Nguyễn Kỳ Cùng rất lâu cùng với những thất bại của những sai lạc
mà Hà Văn Bá đã chỉ dẫn...
Thế rồi sau bài học vỡ lòng với người bạn vong niên thuở ấy, Nguyễn Kỳ
Cùng phải chia tay với Hà Văn Bá. Bá thoát ly đi theo cách mạng. Thôn
xóm bỗng thêm tiêu điều. Từ ngày lão Lý ra đi, cách mạng có thêm một
người chiến sĩ, nhưng thôn làng mất một con lợn giống và một tay hoạn
mát tay. Từ ngày Hà Văn Bá ra đi, cách mạng có thêm một tay... lý luận,
thôn làng mất đi một người liên lạc chuyên cần... và con Lựu ôm một mối
nhớ thương cho riêng mình, như mụ Tình với cái bào thai trong bụng.
Từ đó, Nguyễn Kỳ Cùng không biết tin tức gì về lão Lý và người thanh
niên tên là Hà Văn Bá. Chiến tranh cứ lan rộng dần. Tiêu thổ kháng chiến
ở khắp mọi nơi. Gia đình Nguyễn Kỳ Cùng tản cư hết vùng này đến vùng
khác, khiến đời sống rất khó khăn. Rồi một ngày cha mẹ Nguyễn Kỳ Cùng
quyết định “hồi cư”, bỏ “vùng cách mạng” về với thành phố Nam Định
xưa.
Sau đó, cách mạng tiến tới giai đoạn bãi bỏ quyền tư hữu để tiến lên chủ
nghĩa Xã Hội, là lúc mà những cuộc đấu tố đã lan rộng tới cả thôn làng
ngày xưa, nơi mà lão Lý và Hà Văn Bá ra đi. Cuộc cải cách ruộng đất tại
miền quê nhỏ bé ấy dường như do chú Thông Núi chỉ đạo, lão Lý về làng
với tư cách là đội trưởng cải cách, có Hà Văn Bá đi theo.
Nguyễn Kỳ Cùng theo gia đình bỏ chạy thục mạng vào Nam.
Những chuyện ấy, với thời gian đã thành dĩ vãng, nhưng bài học đầu đời
mà Hà Văn Bá đã hướng dẫn vẫn làm Nguyễn Kỳ Cùng nhớ như in trong
tâm khảm. Ở tuổi mới lớn, tại miền nam, Nguyễn Kỳ Cùng đã làm tan vỡ
một mối tình do sự hiểu biết lầm lạc mà Hà Văn Bá đã chỉ dẫn. Chuyện
ấy không nên mô tả ở đây, nhưng nó đã để lại trong tâm khảm Nguyễn Kỳ
Cùng những tiếc nuối và ân hận không cùng... cho đến khi lớn khôn hơn,
Nguyễn Kỳ Cùng mới phát giác ra rằng cái bản vẽ và những lời giải thích
về những chỗ nhược của bọn đàn bà con gái của Hà Văn Bá là... sai bét.
Thời gian là hết sức vô tình. Nguyễn Kỳ Cùng lâu lâu lại nhớ tới người
bạn cũ mà hoàn cảnh đã chia lìa kẻ bắc, người nam. Lịch sử tiếp tục lật qua
những trang bi đát trên quê hương. Nguyễn Kỳ Cùng bị đưa vào các trại
giam của người anh em vì đã bỏ “vùng kinh tế mới” để về thành phố kiếm
ăn. Lần ấy Nguyễn Kỳ Cùng bị ghép vào tội có tham gia vào một tổ chức
âm mưu lật đổ chính quyền. Rồi những chuyến dời đổi, Nguyễn Kỳ Cùng
qua hết trại giam này đến trại giam khác từ nam ra bắc...
Và một lần, trong một trại giam ở miền trung du, Nguyễn Kỳ Cùng gặp lại
Hà Văn Bá ở một hoàn cảnh khác, rất khác ngày xưa. Người đàn ông trung
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225