Page 222 - MuDo67
P. 222


Đó là một buổi gặp gỡ thú vị. Hai người bạn cũ, bây giờ ở vào những vị trí
khác nhau, cùng ôn lại những tháng ngày trong qúa khứ. Rồi Nguyễn Kỳ
Cùng trở lại buồng giam, gặm nhấm mãi về “những điều không có thật”.
Sau đó không lâu, hình như Hà Văn Bá được điều đi một đơn vị khác,
Nguyễn Kỳ Cùng cũng chuyển sang một trại giam mới, nghe nói sẽ được
đưa về nam. Lần gặp lại Hà Văn Bá như một vạt bèo trên sông tụ lại rồi
thoắt chia tan, nhưng cũng đã giải tỏa được một điều rằng Hà Văn Bá từng
xác quyết về cả những điều mà anh ta không biết chứ không có ý lừa gạt
bất cứ ai. Đó là một con người có tâm địa tốt, Nguyễn Kỳ Cùng nghĩ thế.
Bèo cứ hợp rồi lại tan. Những mảng bèo trên sông tan rồi lại hợp. Rồi cũng
có ngày Nguyễn Kỳ Cùng ra khỏi nhà tù, sau gần mười năm qua các trại
giam khắp nước.
Vậy mà, một lẫn nữa, Nguyễn Kỳ Cùng lại gặp Hà Văn Bá. Người thủ
trưởng trại giam ngày xưa đã nghỉ việc vì những lý do không đâu. Hà Văn
Bá lúc ấy hành nghề “phục hồi bu-gi” ở góc đường Lê Văn Tám. Không
biết bằng cách nào, sau khi phải thôi việc, Hà Văn Bá lặn lội được tới
thành phố Saigon để kiếm ăn. Lần này thì họ nói chuyện với nhau thoải
mái hơn, không còn có gì ngăn cách nữa.
Thành phố ấy, sau mười năm tiến lên chủ nghĩa Xã Hội, đã để lại những
điêu tàn, xơ xác giống như thời “tiêu thổ kháng chiến”, giống như thời triệt
hạ địa chủ, phú nông. Theo lời Hà Văn Bá nói lại thì nghe đâu lão Lý cũng
vào đến tận Saigon. Cách mạng không dùng lão ta nữa. Thuở ấy, những
ngày đầu thoát ly khỏi làng đi theo cách mạng, con lợn giống đã lao động
vượt chỉ tiêu qúa sức trong các phong trào thi đua mà chết rất sớm. Nó chết
vinh quang như một anh hùng lao động ở nông trường. Con lợn giống ấy
đã hy sinh. Bộ đồ nghề hoạn lợn mà lão Lý mang đi theo cách mạng chẳng
bao lâu sau cũng bị bỏ xó vì ít có nơi nào còn lợn để hoạn nữa. Lão Lý bị
bỏ rơi sau khi đã cống hiến hết của cải và sức lực cho cách mạng. Thời cơ
đem đến cho Lão dịp may để vào nam. Lão vào Saigon với nỗi uất hận con
vợ trắc nết đi theo trai trước khi động phòng như sự uất ức bọn vắt chanh
bỏ vỏ. Niềm tiếc thương con lợn giống như gợi lại những cảm giác cháy
bỏng với mụ Tình ngày ấy bên chuồng lợn ở quê nhà. Sau này, lão Lý tâm
sự rằng đã có lần lão trở lại vùng quê ấy với ý định kết nghĩa với người
đàn bà nọ, nhưng mụ Tình đã chết cùng với cái bào thai sau những đợt thi
đua trên những cánh đồng năm tấn. Hỏi về chú Thông Núi, Hà Văn Bá nói
rằng ông ta đã chết trong tù, thời vụ án xét lại chống Đảng hồi đó.
Cách mạng bây giờ đổi mới.
Đó là lúc sau khi đã triệt hạ và loại trừ xong bọn đảng viên ít đáng tin cậy.
Đó là lúc “đảng ta” đã đưa hết những kẻ phản động vào các trại giam. Đưa
đám dân cùng khốn đến các vùng kinh tế mới. Những thành phần còn lại
đến các nông trường, công trường sản xuất. Đảng noi gương người anh
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227